1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Xem phim 3D Hiển Lâm Các – Thế Miếu tại Huế

(Dân trí) – Sáng 22/10 tại Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã diễn ra lễ bàn giao Cơ sở dữ liệu Scan 3D khu vực Thế Miếu – Hiển Lâm Các (Đại Nội).

Thông qua Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, TTBTDTCĐH có được toàn bộ nội dung của cơ sở dữ liệu khu vực Hiển Lâm Các – Thế Miếu dưới dạng mô hình kỹ thuật số 3 chiều có độ chính xác từ 1-3mm.

Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ TTBTDTCĐH, đây thực sự là bước tiến quan trọng về mặt công nghệ bảo tồn dưới dạng số. Bởi thông qua mô hình 3 chiều trong cơ sở dữ liệu này, toàn bộ hình ảnh – kích thước – mối quan hệ không gian – tình trạng hiện thời của khu vực đều được thể hiện đầy đủ.

Xem phim 3D Hiển Lâm Các – Thế Miếu tại Huế
TS. Phan Thanh Hải, GĐ TTBTDTCĐH (phải) tiếp nhận sản phẩm cơ sở dữ liệu Scan 3D Hiển Lâm Các - Thế Miếu

Trong trường hợp có bất kỳ sự cố nào có khả năng làm hư hại đến công trình, cơ sở dữ liệu 3D sẽ là nền tảng phục vụ lại cho quá trình đo đạc, thiết kế, lập bản vẽ, thử nghiệm các phương án phục dựng lại nguyên trạng toàn bộ công trình.

Cũng từ cơ sở dữ liệu này, có thể tạo ra các sản phẩm dẫn xuất đa dạng phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh, phát triển du lịch, phim ngắn 3D, ảnh toàn cảnh 360 độ, bản vẽ 2D, công bố rộng rãi trên Internet chia sẻ số liệu nghiên cứu với cộng đồng khoa học quốc tế. Đồng thời, cán bộ của TTBTDTCĐH sẽ có thêm kinh nghiệm về kỹ thuật scan 3D và sử dụng dữ liệu thu được một cách triệt để trong trùng tu di tích.

Mô hình 3D Hiển Lâm Các với kích cỡ thật ngoài đời

Mô hình 3D Hiển Lâm Các với kích cỡ thật ngoài đời

Mô hình 3D của khu vực hiện lên với độ chính xác rất cao, từ 1-3mm

Mô hình 3D của khu vực hiện lên với độ chính xác rất cao, từ 1-3mm
Mô hình 3D của khu vực hiện lên với độ chính xác rất cao, từ 1-3mm
Các thao tác trên máy tính không phức tạp, cán bộ bảo tồn có thể tính toán ngay trên hình ảnh chụp các thông số cấu thành di tích Hiển Lâm Các - Thế Miếu

Cũng theo TS. Hải, trong tương lai, khi chương trình thiết lập ngân hàng dữ liệu bảo tồn di tích cố đô Huế dưới dạng số được triển khai mở rộng, sẽ có nhiều công trình của di tích Huế được tiếp tục scan và cập nhật, lưu trữ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về bảo tồn, trùng tu, phát huy giá trị di tích Huế - Di sản văn hóa thế giới.

Tại buổi giới thiệu sản phẩm, người xem đã được chứng kiến sự hữu dụng với các thao tác rất nhanh khi đo kích thước, diện tích, tìm và kiểm tra các cấu kiện... của Hiển Lâm Các – Thế Miếu. Một đoạn video ngắn về mô hình 3D của khu vực này cũng được giới thiệu rất sinh động, đẹp mắt trên 2 phiên bản thường và đeo kính 3D để xem hình nổi.

Khu vực Hiển Lâm Các - Thế Miếu bắt đầu từ Hiển Lâm Các: tòa nhà cao nhất trong Hoàng thành Huế lúc xưa với độ cao 17m với chức năng như một nơi tưởng nhớ công lao các vua Nguyễn và quan đại thần cho triều đại. Sau đó đến Cửu đỉnh (9 đỉnh đúc bằng đồng) đã được Chính phủ công nhận là 1 trong 30 Bảo vật quốc gia năm 2012. Tiếp theo là Thế Miếu - nơi đặt án thờ các vua Nguyễn trị vì tại Huế từ 1802-1945.




Video:


 
 
Đại Dương