1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Vương Sóc - người tiên phong trong “văn học quậy phá”

Vương Sóc từng nói: “Tiểu thuyết của tôi là ngôn ngữ sống”. Mà “sống” thật, một loạt những tiểu thuyết của ông như: Nổi trên mặt biển, Người đẹp tặng tôi thuốc mê, Nữ tiếp viên hàng không, Nhìn lên rất đẹp… quả đúng là dùng ngôn ngữ “sống” ngay từ tựa đề.

Sinh năm 1958, mẹ là một thầy thuốc, bố là giảng viên một trường quân đội, Vương Sóc khi bé khao khát trở thành một anh hùng bôn ba trận mạc. Năm 1976, ông tham gia quân ngũ, nhưng “mộng anh hùng” không thành đã đẩy Vương Sóc đến chốn văn đàn.

 

Rất nhanh, ông trở thành hiện tượng lạ của văn học Trung Quốc thời kỳ mới và được nhìn nhận là người đi tiên phong trong “văn học quậy phá”.

 

Không chỉ cho ra những cuốn tiểu thuyết “khác nguời”, Vương Sóc còn là người đầu tiên dám phê bình những nhà văn lớn của TQ như Mạc Ngôn, Lý Nhuệ, Kim Dung, thậm chí là có thể cả Lỗ Tấn và Lão Xá.

 

Nữ văn sĩ Cửu Đan từng nhận xét: “Vương Sóc là nhà văn công thành danh toại” duy nhất hiện còn sống trên văn đàn TQ, những người cầm trên tay cuốn sách của Vương Sóc được xem như là người sành điệu và đến hiện tại chưa một nhà văn TQ nào có số lượng sách bán ra vượt Vương Sóc. Năm 2004, ông vinh dự đón nhận danh hiệu là 1 trong 20 nhân vật châu Á do tạp chí Mỹ Time bình chọn.

 

Nhà văn Vương Sóc tâm sự cùng độc giả:

 

Chẳng ai như ông, dám phê phán cả “Tông sư võ hiệp” Kim Dung, khiến cho fan của nhà văn này đòi “sửa kiếm mài đao” xử lý “kẻ điên” Vương Sóc. Chẳng hay dũng khí ấy ông lấy từ đâu ra vậy?

 

Chẳng có gì để xem là dũng khí cả. Xin hỏi mọi người, phê phán Kim Dung thì đã sao nào? Kim Dung là người thế nào mà không thể phê phán được?

 

Có nhiều người cho rằng ông không còn viết được gì hay nữa nên mới lấy việc phê phán người khác để…

 

Tôi viết hay không là việc của riêng tôi. Tôi không viết tiểu thuyết thì không có quyền phê phán người khác chắc? Thật nực cười.

 

Và mọi người còn nói rằng bài viết phê phán Kim Dung của ông có thái độ gần như cực đoan.

 

Tôi viết bài đó không được hay lắm, nhưng chắc chắn không hề cực đoan. Tôi viết những gì chân thực và nói thật là tôi rất ghét Kim Dung.

 

Còn lớp nhà văn trẻ TQ hiện nay thì sao? Sách của họ ông đọc nhiều chứ?

 

Tôi đọc rất nhiều, tiểu thuyết hay vẫn có. Tiểu thuyết bây giờ có sức mạnh và sẽ ngày càng có sức mạnh. Vả lại, có hàng vạn người đang viết tiểu thuyết, trong số đó thế nào chả có một hai người viết ra những tác phẩm thực sự xuất sắc.

 

Ông cũng đã từng viết tiểu thuyết trinh thám, bộ Đơn lập nhân thám án, sau này vì sao lại không viết nữa?

 

Tự tôi cảm thấy mình viết thể loại này quá kém. Với tiểu thuyết trinh thám phải thật công phu mới viết được.

 

Chính ông từng nói các viết tiểu thuyết của mình là “độc nhất vô nhị” so với các nhà văn TQ cùng thời. Theo ông thì cách viết đó độc đáo ở điểm nào?

 

Điều này là quá rõ ràng, tôi dùng ngôn ngữ “sống” để viết. Thử hỏi dùng ngôn ngữ “sống” để viết như tôi, TQ còn có ai? Nhà văn rất nhiều đấy, nhưng đều là dùng ngôn ngữ sách vở để viết.

 

Nếu như trong tương lai có một tác phẩm nào đó của ông không được hoan nghênh và không thể bán chạy như những cuốn tiểu thuyết trước đây, ông có cho rằng mình đã thất bại?

 

Vấn đề là tôi đã luôn có sự chuẩn bị về tư tưởng. Từ lâu, đúng ra là từ ngày “gác bút”, tôi đã nghĩ đến lượt mình tụt dốc rồi. Cứ đứng ở đỉnh cao mãi, tôi thấy căng thẳng và mệt mỏi lắm.

 

Ngoài viết tiểu thuyết ra, ông còn làm những gì khác, hoặc giả điều gì là “ham thích nghiệp dư” của ông?

 

Chẳng còn thứ gì nữa, viết tiểu thuyết là tất cả những gì tôi xem là “hỉ - nộ - ái - ố” của mình rồi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều khi tôi ghét viết tiểu thuyết, vốn đã phải tư duy quá nhiều nhưng khi cầm bút lại còn cố viết sao cho thật hay.

 

Thái độ của ông thế nào trước tệ nạn ăn cắp bản quyền và điều này có ảnh hưởng lớn đến ông không?

 

Tôi rất phẫn nộ về việc này. Có lần khi mua sách của mình để tặng bạn bè, tôi đã mua phải sách in lậu, sách ăn cắp bản quyền. Còn về ảnh hưởng ư, rất rõ ràng, một năm tôi viết ba cuốn sách mới đủ sống, giá như không có nạn ăn cắp bản quyền, tôi viết một cuốn chắc đủ sống cả năm (cười).

 

Theo ông, văn học TQ hiện chiếm vị trí như thế nào trong dòng văn học thế giới?

 

Tôi cho rằng về tổng thể, thành quả của văn học TQ từ thời hiện đại đến đương đại là có hạn. Còn những ai đó cho rằng văn học TQ hiện đã có vị trí rất cao tôi cũng không phản đối. Vấn đề là nên đặt chúng trong bối cảnh TG, lúc ấy sẽ có những điều không tiện nói ra.

 

Theo Thể thao & Văn hóa

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm