1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Giả Bình Ao:

Văn đàn Trung Quốc thiếu hụt vẻ đẹp lớn

Mới đây, từng có nhà bình luận cho rằng nhìn khắp thị trường sách ngày nay, muốn tìm một tác phẩm thật đẹp, thật sạch là rất khó, văn đàn Trung Quốc đang ngày một sa vào “thô lậu hóa”.

Tần Xoang (Điệu hát vùng Tần Lĩnh - ND) của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Giả Bình Ao còn chưa in thành sách, nhưng điều ấy không chút ảnh hưởng tới cuộc hội thảo sôi nổi về tân tiểu thuyết mới này.

 

Ngày 25/3/2005, giới phê bình văn học của thành phố Thượng Hải đã hội tụ đông đủ tại trường đại học Phúc Đán để hội thảo về tác phẩm mới nhất này của Giả Bình Ao.

 

Khi một nhà báo hỏi ông về những tồn tại của văn đàn ngày nay, vị nhà văn viết đặc biệt cẩn trọng, cầu thị này đã cho rằng văn đàn Trung Quốc (TQ) hiện nay thiếu hụt vẻ đẹp lớn (đại mỹ).

 

Về điều này, Giả Bình Ao cho rằng tuy là mình đã không nghĩ nhiều thế trong lúc viết, cũng không nghĩ là dùng tác phẩm của mình để đối đầu với thứ hiện tượng ấy, thế nhưng, Giả Bình Ao thừa nhận, văn đàn ngày nay quả thật đã thiếu hụt cái thứ mang vẻ đẹp lớn.

 

Với Giả Bình Ao, cái gọi là vẻ đẹp lớn, tức là từ nỗi đau sản sinh trong cuộc sống và linh hồn mình, nhà văn đem giao nó cho chữ nghĩa, “Dù viết cái gì, ngòi bút tác giả cũng phải ngấm đầy tình cảm và hơi ấm của nhà văn”.

 

Ông cảm thấy, tuy không phải nhà văn nào cũng có thể viết ra được những tác phẩm có thể gọi là mang tính sử thi, thế nhưng nhà văn vẫn cần phải mang trong mình một trách nhiệm nhất định. Đối với Giả Bình Ao, quá trình viết Tần Xoang là đem phóng thích một cách chậm rãi những khối u uất kết lại giữa lòng mình, quá trình này tràn đầy mâu thuẫn và đau khổ.

 

“Cuốn sách đã hao kiệt tinh lực của tôi. Tôi bắt đầu động bút từ mùa xuân năm 2003, mãi cho đến tháng 9 năm 2004, trong một năm lẻ chín tháng ấy, tôi chẳng làm việc gì, chỉ có viết tác phẩm này. Bản thảo gõ ra được 35 vạn chữ, trên cơ sở đó, lại viết lần hai trên 40 vạn chữ, rồi lần ba hơn 40 vạn chữ, ba lần thế này đã viết 1,15 triệu chữ rồi. Sau khi ra được bản thảo thứ 3, tôi đã chỉnh cải thành bản thảo thứ 4.”

 

Nhưng Giả Bình Ao thì cứ viết lặng lẽ thong dong, sử dụng tuyệt đối thủ pháp của văn học cổ điển TQ. Trong sách, Giả Bình Ao đã tránh xa những cái được gọi là thế mạnh thương mại, “Tôi chỉ viết về đời sống ở dạng nguyên sinh nhất, chỉ quan tâm đến bản thân nhân vật. Còn chuyện tiểu thuyết sẽ bán được bao nhiêu bản, cái đó không liên can đến tôi.”

 

Đối mặt với thứ văn hóa ăn nhanh đang ngày một nhiều, Giả Bình Ao đặc biệt chủ trương đọc chậm. “Tần Xoang tuyệt đối thuộc thứ phải đọc chậm mới ra được hiệu quả”.

 

Được biết, trong thư phòng Giả Bình Ao, tượng nữ nhà văn Trương Ái Linh được đặt trân trọng, đó là vị nhà văn ông đặc biệt muốn tiến cử. Trong số nhà văn còn sống, ông thích Ba Kim, Vương An Ức, và ông đặc biệt kính trọng họ.

 

Theo Tiền Phong/ báo TQ

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm