1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Đêm chung kết 1 “Giải thưởng Trần Hữu Trang”:

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao

(Dân trí) -“Diệu đã cống hiến cả tuổi xuân trong thời chiến và gánh chịu nỗi đau thương tật để lại. Thời bình, dù nhan sắc phai tàn nhưng cô vẫn vươn lên, ước ao được làm mẹ khiến cô bất chấp tất cả…”. Đây là vai diễn ấn tượng nhất trong đêm chung kết 1 tối 18/2.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 1
Ngọc Đợi thể hiện vai Diệu trong Thời con gái đã xa

Tại vòng bán kết, nếu như nữ thí sinh đến từ Đoàn cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) Nguyễn Ngọc Đợi chọn một vai diễn nhiều xúc động (vai An Thu khóc chồng trước giờ ra pháp trường hành quyết) thì trong vòng chung kết này, Ngọc Đợi cũng chọn một vai diễn nhiều tâm trạng, vai Diệu qua trích đoạn Thời con gái đã xa.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 2
Diệu khăn gói đưa con trai ra đi
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 3
Diệu xót xa khi biết vợ người đàn ông cho con đến đòi lại đứa bé

Diệu là một nữ thanh niên xung phong, thời chiến tranh đã cống hiến cả tuổi xuân để góp phần đấu tranh bảo vệ đất nước. Thời chiến đã qua nhưng nỗi đau vẫn còn ở lại, nỗi đau của một người con gái với vết thương chiến tranh hủy hoại nhan sắc của cô. Thời bình, dù mang trên mình thương tật nhưng Diệu vẫn vượt lên chính mình và ước ao được làm một người mẹ như bao người phụ nữ khác. Diệu bất chấp mọi lời đàm tiếu xung quanh để xin một người đàn ông tên Tân (đồng đội thời chiến) một đứa con.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 4
Diệu và bạn hồi tưởng lại thời còn bên nhau chiến đấu, có niềm vui...
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 5
...và những nỗi buồn khi nhớ đến những đồng đội đã hy sinh

Phân cảnh của đêm thi diễn trích đoạn này, Ngọc Đợi đã phải thể hiện rất nhiều cảm xúc. Đó là cảm xúc vui của nhân vật Diệu khi nhớ lại những ngày tháng cùng với đồng đội chiến đấu, một nỗi nhớ về bánh xà phòng thơm gội tóc cũng làm Diệu hớn hở. Đó là cảm xúc xót xa khi Hà- vợ của người đàn ông mà Diệu xin đứa con tìm đến đòi lại đứa bé.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 6
Hà thất thần khi Diệu gở khăn quấn đầu để lộ vết thương tật gớm ghiếc

Cao trào của phân cảnh là lúc Diệu gở chiếc khăn trùm đầu xuống để lộ những vết thẹo gớm ghiếc khiến Hà cũng phải chua xót thay cho số phận của Diệu. Diệu đã phải thốt lên phân trần: “Anh Tân cho tôi một đứa con không phải vì tình yêu mà vì lòng nhân đạo”. Lúc này đây, Hà mới hiểu được tình cảnh và thương cảm Diệu.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 7
Diệu nhận được sự đồng cảm, thương xót cho số phận của người phụ nữ từ vợ của người đàn ông cho mình đứa con

Sau phần thi diễn, NSƯT Thanh Vi (HĐGK chuyên môn) đặt câu hỏi giành cho thí sinh Ngọc Đợi: “Em cho biết vì lý do gì khi em chọn nhân vật này để thi diễn?”. Ngọc Đợi cho biết: "Khi đọc kịch bản em rất thích vì nội dung của trích đoạn này mang tính nhân văn sâu sắc. Qua vai diễn là nhân vật Diệu, để nói lên rằng người phụ nữ Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn chịu thương, chịu khó, hiền lành và biết chấp nhận hy sinh, vượt qua nỗi đau vươn lên sống tốt".

Cả phần thi diễn và trả lời câu hỏi của thí sinh Nguyễn Ngọc Đợi được Ban giám khảo và đông đảo khán giả đánh giá cao.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 8
Nguyễn Thành Tây trong vai ông Bầu trích đoạn Miền nhớ

Vai ông Bầu trong trích đoạn Miền nhớ của nam thí sinh đến từ Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM Nguyễn Thành Tây trong đêm thi chung kết cũng khá hay. Thành Tây từng có vai diễn lão Đồ trong Bến nước ngũ bồ để lại ấn tượng tại vòng bán kết.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 9
Ông Bầu không viết tuồng theo lời bọn giặc

Vai diễn trong Miền nhớ, Thành Tây đóng vai một ông Bầu yêu nước, yêu nghề, từng làm nghệ sĩ, sau đó viết tuồng kêu gọi nhân dân đứng lên chống quân xâm lăng.

Phân cảnh của vai diễn là ông Bầu bị bọn giặc ép ông viết những vở tuồng ca ngợi, kêu gọi người dân phản động theo chúng. Ông Bầu không viết và trước họng súng, ông Bầu vẫn hiên ngang cất cao tiếng hát của mình để khẳng định rằng, sức mạnh của tiếng hát lấn át sức mạnh của gươm súng, đó là sức mạnh của lòng dân yêu nước.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 10
Trước họng súng, ông Bầu vẫn hiên ngang

Nhà báo Khắc Vũ (HĐGK báo chí) có câu hỏi cho Thành Tây là: "Do đâu em chọn vai diễn ông Bầu?”. Thành Tây nhấn mạnh: “Thời chiến người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Nhân vật này đã để lại cho em nhiều bài học kinh nghiệm. Qua đó, noi gương ông Bầu để tiếp nối lòng yêu nghề của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Nếu có quân xâm lược thì cũng như ông Bầu, người nghệ sĩ sẽ viết và hát để động viên tinh thần nhân dân chống giặc”.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 11
Dù bị bắn...
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 12
...nhưng ông Bầu vẫn cất cao tiếng hát

Nhà báo Khắc Vũ đặt tiếp câu hỏi: “Thời bình, người nghệ sĩ có còn là chiến sĩ nữa hay không? Thí sinh Thành Tây chia sẻ: “Theo em người nghệ sĩ vẫn sẽ là chiến sĩ trong thời bình để góp phần xây dựng một đất nước đẹp hơn”.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 13
Ông Bầu bị bắn chết nhưng tinh thần vẫn bất khuất

Hoàng Thái Hùng đến từ Đoàn cải lương Hương Tràm (Cà Mau) là thí sinh thứ 3 thi giải triển vọng trong đêm thi chung kết 1. Trước đó, tại vòng bán kết, Hùng đóng vai Nhân trong trích đoạn mang tính xã hội Một phút một thời. Còn tại vòng chung kết, Hùng đóng vai nhân vật lịch sử, vai Thái úy Trần Thặng qua trích đoạn Kẻ sĩ Thăng Long.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 14
Vai Thái úy Trần Thặng trong Kẻ sĩ Thăng Long qua phần diễn của Hoàng Thái Hùng

Vai diễn này của Thái Hùng nhiều tâm lý. Nhân vật Thái úy Trần Thặng phải xét xử con rể tương lai về tội hành thích nhà vua. Dù rất khó xử nhưng với sự giám sát của lệnh phi nương nương, ông Thái úy phải gạt bỏ mọi mối quan hệ để xử con rể như là một kẻ đáng phải chết.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 15
Trần Thặng xét xử con rể phạm tội hành thích vua
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 16
Trong lúc cản lại con rể cố giết lệnh phi nương nương...
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 17
 ....Trần Thặng giết chết con rễ của mình

Trong lúc xét xử, con rể định giết lệnh phi nương nương, ông Thái úy cản lại và vô tình giết chết con rể của mình. Ngay lúc đó, con gái của ông biết được và đã tự vẫn. Dù con gái chết nhưng trước mặt nương nương, Thái úy vẫn phải trị tội con gái bất hiếu để chứng minh lòng trung thành với vua. Sau khi lệnh phi đi, Thái úy Trần Thặng đã khóc lên nỗi đau của một người cha, một nỗi đau xót khi phải làm tôi trung dưới bọn hôn quân.

Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 18
Người con gái tự vẫn theo chồng nhưng Trần Thặng vẫn trị trị tội con bất hiếu
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 19
...để tỏ lòng trung thành với nhà vua và nhận chức trấn thủ hoàng thành
Vai nỗi đau người con gái qua thời xuân xanh được đánh giá cao  - 20
Nhưng khi nương nương đi, Trần Thặng đau đớn khóc con
 
 
Sau thi diễn, NSƯT Bạch Tuyết (HĐGK chuyên môn) đã có một câu hỏi hơi khó dành cho thí sinh này: “Trong phân cảnh có đoạn em hát bài xàng xê lớp xề, em hiểu thế nào về bài này và thường được đặt trong hoàn cảnh nào?". Hoàng Thái Hùng cho rằng: "Bài xàng xê lớp xề có tính chất oai hùng, trang nghiêm và thường được đặt trong hoàn cảnh...như của nhân vật Thái úy Trần Thặng". Qua đánh giá, Hùng chưa trả lời tốt câu hỏi này. NSƯT Bạch Tuyết giải thích thêm, bài xàng xê lớp xề được hát trong hoàn cảnh người ta rất đau đớn nhưng họ vẫn muốn vươn lên.
 
Huỳnh Hải
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm