FITE lần 1 đã diễn ra tại TP Clermont-Ferrand (Pháp) vào tháng 9/2012, xuất phát từ sáng kiến của Hiệp hội HS_Project, phối hợp với Bản tàng Bargoin và TP Clermont-Ferrand. Đến Huế lần này, lễ hội muốn chứng tỏ rằng cái nhìn về thế giới của chúng ta chỉ là phiến diện. Tham vọng của FITE là mở rộng hơn tầm nhìn của chúng ta thông qua việc hội tụ kỹ năng dệt may độc đáo của 5 châu lục nhằm khẳng định tính đặc trưng và vai trò sứ giá của chúng trong sự đa dạng văn hóa.
Trong Triển lãm Métamorphoses (Hóa thân) hội tụ 80 mẫu dệt may độc đáo, từ cổ xưa đến hiện đại. Bộ sưu tập này chứng tỏ tính đa dạng của các nguồn nguyên liệu thiên nhiên và nguồn nhân lực trên thế giới; đồng thời cho thấy các kỹ năng dệt may được lưu truyền và phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu khắp thế giới. Như Patis Tesoro (Philippines), Kinor Jiang (Hồng Kông), Shu SUN, Rui XU… (Trung Quốc), Đặng Thị Minh Hạnh (Việt Nam), Francoise Hoffmann (Pháp), Nhà Trưng bày Bucol Hermès có trụ sở tại Lyon, Công ty SATAB de Saint Just Malmont và Xí nghiệp quốc gia Puy en Velay (Pháp)…
Sự đa dạng của các loại sợi và kỹ thuật dệt trong buổi lễ khai mạc triển lãm sáng 27/4 đã chứng minh được điều đó. Công nghệ của ngày hôm qua, vốn dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngày hôm nay, vốn sử dụng nhiều hơn vật liệu và phương pháp tổng hợp đã hội tụ với nhau, xóa đi mọi ngăn cách châu lục, kết nối các nguồn năng lượng con người để khám phá sự tuyệt vời và kỳ diệu của vải dệt. Và chính vải dệt là căn gốc của những tác phẩm thời trang độc đáo của thế giới từ hôm qua cho đến hôm nay.
Kéo dài từ 27/4 đến hết 31/5, Triển lãm Métamorphoses được đặt tại Bảo tàng văn hóa Huế, không gian kiến trúc nhà Pháp đẹp lãng mạn bên bờ sông Hương, lần đầu mở cửa với công chúng. Đây từng là trụ sở của UBND TP Huế thời gian qua, nó được nhường lại khi trụ sở này dời về khu hành chính công mới của Huế.
Ngôi nhà có từ thời Pháp thuộc trước kia là trụ sở UBND TP Huế nay trở thành Bảo tàng Văn hóa Huế đẹp lạ kỳ, và cũng là nơi diễn ra triển lãm đầu tiên mang tầm quốc tế: "Métamorphoses" (Hóa thân)
Trong căn phòng trưng bày các mẫu quần áo và mẫu vải Thổ Nhĩ Kỳ của Marcus Tomlinson
Những chiếc khố bằng vỏ cây đập dập là quần áo của dân tộc BaMbuti (lưu vực sông Congo). Vỏ cây được đàn ông tách ra, và phụ nữ trang trí tự do bằng các họa tiết
Váy áo bằng sợi cây cọ nhuộm cục bộ của phụ nữ Dida sống ở miền nam Bờ Biển Ngà thực hiện cho đến đầu thế kỷ XX. Việc bện theo hình ống cho thấy một kỳ tích kỹ thuật thật sự
Loại áo giáp Tân Guinea (bên phải) làm bằng sợi mây và phong lan được đeo để bảo vệ các chiến binh khỏi các mũi tên trong những cuộc xung đột không ngừng giữa các nhóm. Khi không dùng, áo được bao bọc và bảo vệ trong một bỏ bọc bằng lá chuối (bên trái)
Được tạo nên từ hàng nghìn hạt hình ống bằng tre, một loại vật liệu thiết yếu ở vùng Viễn Đông, loại áo lót cho các cận thần thời xưa (Trung Quốc) này tránh cho áo quần không bị dính vào da trong điều kiện thời tiết nóng ẩm
Phụ nữ làng Rari ở nước Chi Lê bện lông đuôi ngựa để tạo ra những dạng hình học hoặc mang tính tượng trưng. Họ là những người duy nhất nắm giữ kỹ thuật này từ nhiều thế hệ nay
Ruy băng ở Châu Âu với mục đích trang trí hoặc tiện nghi. Nó được dệt từ nhiều thế kỷ nay, vào thế kỷ 18 ruy băng được sử dụng rộng rãi ở châu Âu. Hiện ở Saint - Etienne và Bâle, thủ đô lịch sử của ngành sản xuất ruy băng thế giới vẫn là trung tâm sản xuất chính ở châu Âu
Aboubakar Fofana tìm lại được kỹ thuật nhuộm chàm kỹ thuật nhuộm cục bộ đầu tiên: lá được xay và trộn thành 1 quả bóng nhuộm, cho ra vải màu xanh lá cây; vải nhuộm sẽ oxy hóa trong không khí và chuyển sang màu xanh dương đậm
Một mẫu ren tay của Xí nghiệp quốc gia Puy en Velay (Pháp). Ỏ đây, 8 thợ làm ren duy trì truyền thống làm ren cuộn qua cộng tác với các nghệ sĩ đương đại
Tại không gian của Francoise Hoffman (Pháp) - một nghệ sĩ sáng tạo trên chất liệu dạ nỉ và là một bậc thầy nghệ thuật đã mang đến các kỹ thuật dạ nỉ cổ xưa nét hiện đại nổi bậc, đồng thời cách tân chất liệu/ bề mặt với việc kết hợp nỉ với những chất liệu phong phú nhất Kỹ thuật tuyệt vời của Ikat cho thấy những trang trí xuất hiện dần trong quá trình dệt nhờ vào một kỹ thuật thực hiện trên sợi trước khi mắc vào máy dệt...
Những họa tiết đơn giản nhưng đẹp
Vải nhung chế tác bằng dao cạo là 1 trong những kỹ thuật uy tín nhất của nhà sản xuất lụa Lyon. Nhà Bucol, một cơ sở tiên phong trong nghề truyền thống này và chuyên sáng tạo các loại vải cho thị trường may sẵn cao cấp, các nhà sản xuất nội thất sang trọng và thời trang dành cho giới thượng lưu, vẫn bền bỉ lưu giữ kỹ thuật này từ 1924 Thông qua "vải dệt kim" Kinor Jiang mang lại cho chất liệu một kết cấu thứ 2 như 1 làn da, một sự trau chuốt giúp nền vải có độ bóng, nhăn và bền để các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo
Vải dành cho vương quyền Cameroon. Treo ở phía sau các nơi ngồi các nhà chức sắc, chuyển đổi không gian thành 1 khu vực linh thiêng. Tấm vải đằng sau 2 vị khách đang nói chuyện trong ảnh được làm rất kỳ công. Bông được sản xuất, kéo thành sợi và dệt thành dải băng hẹp ở Garoua, miền Bắc Cameroon. Sau đó được vận chuyển về vùng Grasslands ở miền Tây để thợ thêu thực hiện các tấm vải dệt bằng sợi cọ theo các họa tiết hình học. Tiếp tục, vải dệt được gửi đi Garoua để thợ nhuộm Foulbés nhuộm chàm. Cuối cùng, vải được mang trở lại Grasslands để tháo sợi, các họa tiết màu trắng xuất hiện trên nền xanh. Toàn bộ quãng đường đi để có được một tấm vải cuối cùng như trên mất khoảng 2.500km
Ngữ vựng biểu tượng truyền thống của Afghanistan này (cây đời, bình hoa, động vật có thật hay tưởng tượng) song hành với máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu và kỵ binh trang bị súng trường Kalashnikovs khơi gợi các cuộc xung đột vũ trang gần đây
Vải sáp mang tính biểu tượng của Tây Phi được lần lượt được in màu. Ở đây, họa tiết bảng chữ cái, một đóng góp của chế độ thực dân phát triển và phản ánh những mối quan tâm đương đại: máy tính thay cho đá bảng và các chính đảng đang nắm giữ phương tiện này
Nhà thiết kế thời trang Việt Nam - Đặng Thị Minh Hạnh giới thiệu trong các sáng tạo đương đại của bà những tác phẩm thêu tay của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Việc lựa chọn các họa tiết thêu này được xem như là một sự vinh danh, một sự cam kết dấn thân thực sự nhằm công nhận một nền văn hóa Việt Nam đa sắc
Cây chuối có nguồn gốc từ Philippines được gọi là cây chuối sợi (Musa Textilis) vốn không cho quả. Tuy vậy, thân lá lại cung cấp loại nguyên liệu dùng làm vải xơ chuối.
Trong xưởng của nhà thiết kế thời trang Patis Tesoro (Philippines), phụ nữ dệt và thêu bằng sợi dứa trên trống từ loại sợi trong mờ chiết xuất từ lá cây, và qua đó cũng dệt nên lịch sử của đất nước họ. Đây còn gọi là những áo "trong suốt".
Đại Dương