1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị”

(Dân trí) - Ca khúc “Tháng 4 về Thành Cổ”, nhạc sỹ Trần Huyền Nhung phổ từ thơ Hồ Sông Lam đã để lại dấu ấn trong lòng người Quảng Trị nói riêng và trong lòng công chúng nói chung. Ca khúc là sự hoài niệm về một Quảng Trị khói lửa chiến tranh với sự hy sinh thầm lặng của biết bao anh hùng dân tộc. Hãy lắng nghe nhạc sỹ Trần Huyền Nhung chia sẻ.

 

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị”.mp4

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị” - 1

Chào nhạc sỹ Trần Huyền Nhung, chị có thể chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác ca khúc “ Tháng tư về Thành Cổ”? 

   Trong mỗi ca khúc Nhung sáng tác đều có những hoàn cảnh không giống nhau, có những hoàn cảnh rất “lâm li bi đát”. Riêng “ Tháng tư về Thành Cổ” chỉ là tình cờ xúc động khi đọc bài thơ cùng tên của nhà thơ Hồ Sông Lam trên một trang báo văn nghệ. Cảm hứng ùa về, Nhung sáng tác ca khúc rất nhanh. Ca khúc là tiếng lòng của Nhung với mảnh đất Quảng Trị xưa nay. 

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị” - 2

Nghe ca khúc tưởng chị là “ Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị”? 

  À, không ( cười) .... Nhung không phải là người của quê hương Quảng Trị. Sinh ra tại Thái Bình và lập nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi sáng tác ca khúc, thì chỉ là sự hồi tưởng về một Quảng Trị yêu thương, Quảng Trị anh hùng, về một miền đất nổi tiếng “ khói lửa chiến tranh” từ khi Nhung còn ngồi trên ghế nhà trường đã được thầy cô giảng dạy về lịch sử. 

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị” - 3

Trần Huyền Nhung chia sẻ cảm xúc của mình khi sáng tác ca khúc được không? 

    Có những bài ca không đơn thuần chỉ là những nốt nhạc, tiết tấu hay lời ca mà còn là cả ký ức trong mỗi tâm hồn con người. Trong nỗi buồn của một con người xa xứ bao năm, mỗi con người đều có một quê hương. Thành Cổ thuộc Quảng Trị, khi sáng tác ca khúc “Tháng 4 về Thành Cổ” Nhung vẫn coi như đó là quê hương của mình vậy. Cảm xúc dâng trào và Nhung sáng tác thôi. Có cảm xúc hào hùng, cảm xúc buồn và cả tình cảm tri ân những anh hùng đã đổ xương máu vì dân tộc nơi thành cổ Quảng Trị. 

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị” - 4

Chị đã từng thừa nhận là “ nhạc sỹ ngoại đạo”, nhưng âm nhạc của chị luôn khiến người nghe phải day dứt, phải suy tư? 

   Đúng vậy, Nhung không bao giờ nhận mình là một nhạc sỹ cả. Bởi Nhung không chọn âm nhạc là nền tảng, là sự nghiệp. Chỉ khi chồn chân, mỏi gối và tâm hồn quá mệt mỏi với cuộc sống xã hội xô bồ, thì Nhung mới tìm đến âm nhạc và coi đó là sự giải trí để tâm hồn thăng hoa. 

   Khi sáng tác thì hết lòng thôi, bằng cái tâm của mình. Trong cuộc sống cũng vậy, khi bạn sống thật lòng với ai, tình cảm chân thật với người thì sẽ nhận được tình cảm thôi. Khi tiếng lòng chân thật có sẵn thì tiếng đàn vang lên cũng sẽ nhận được nhiều tình cảm, được đón nhận chân thật từ người nghe. 

Trần Huyền Nhung: “Nhạc sỹ của miền quê Thành Cổ Quảng Trị” - 5

Sắp đến tháng tư, có ngày kỷ niệm 30/4, Trần Huyền Nhung có ý định về thăm Thành Cổ Quảng Trị không? 

    Từ khi sáng tác ca khúc “ Tháng tư về Thành Cổ”, năm nào cũng vậy, cứ đến những ngày sắp tháng 4 là Nhung nôn nao cảm xúc và muốn tới thành cổ Quảng Trị. Không chỉ là chuyến thăm viếng bình thường, Nhung còn muốn tri ân những anh hùng đã ngã xuống vì dân tộc. “Về đây, về đây miền quê ấy/ vẫn sáng trong tôi một lời thề/ Có một miền quê nơi Thành Cổ/ ta về hát mãi bản tình ca”- mượn lời ca khúc để nói hộ lòng Nhung nhé! 

Thực hiện: Ngọc Tú 

Ảnh: Huy Trần

Trang phục: Tuấn Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm