“Tôi không có cảm giác sex khi vẽ trên cơ thể nude”
(Dân trí) “Chưa có ai dám hi sinh khoả thân trong vòng 5 tiếng đồng hồ một cách nghiêm túc. Phần lớn họ than mệt, khiến tôi hối hả, vội vàng ráng vẽ cho xong sớm”, hoạ sĩ Ngô Lực “trần tình” về những khó khăn khi vẽ body painting trên cơ thể nude tại Việt Nam.
Body painting ít gây đau đớn và mang nhiều màu sắc ấn tượng, hấp dẫn, được chia làm nhiều kiểu. Trong đó full body painting đòi hỏi người mẫu phải khoả thân hoàn toàn để nét cọ có thể chạm vào mọi nơi trên cơ thể.
Chính vì “đòi hỏi” này mà người tiên phong theo đuổi nghệ thuật body painting tại Việt Nam, Ngô Lực gặp không ít những khó khăn. Anh đã chia sẻ thẳng thắn với Dân trí:
Lần đầu vẽ body painting trên cơ thể người mẫu nude, cảm giác của anh thế nào?
Lần đầu tiên, tôi vẽ trên cơ thể người mẫu nước ngoài, chính xác là ở Philipine. Tôi chẳng đặt mục đích gì quá lớn ngoài việc làm sao họ để cho mình vẽ, thế thôi. Tôi không thể có cảm giá sex trong lúc như vậy vì đơn giản, tôi không muốn cảm giác đó nửa vời.
Anh có chút lo lắng, e ngại nào không?
Thế đã khi nào anh gặp một cơ thể nude quá hoàn hảo khiến bản thân không dám… động bút, vì “toà thiên nhiên” ấy đã là tác phẩm tuyệt tác của tạo hoá?
Vẽ body painting chỉ như khoác lên cho họ một lớp áo. Đẹp như thế nào thì cũng có thể vẽ cái gì đó. Vẽ là một cách tạo ấn tượng. Tôi rất muốn vẽ cái gì đó thực sự bạo dạn, nhưng thực sự để thuyết phục công chúng thì quá khó. Hình ảnh “sốc” quá sẽ không hiệu quả trong lần tác động đầu tiên.
Anh muốn nói đến những trở ngại khi vẽ trên người mẫu khoả thân tại Việt Nam?
Đúng vậy! Thực sự để khán giả Việt Nam đón nhận tác phẩm vẽ trên toàn bộ cơ thể không phải là điều dễ dàng. Ở Việt Nam cũng không có đủ máy móc, đồ nghề và màu sắc để vẽ.
Ngoài những trở ngại trên, khó khăn lớn nhất hiện nay anh gặp phải là gì?
Đó là khâu kiểm duyệt và người mẫu. Nói chung, dự án body painting nếu để xin giấy phép chắc chắn rất khó khăn. Hiện nay, việc cấp giấy phép cho vẽ body painting là điều không tưởng. Họ chỉ cho vẽ trên cơ thể người mẫu nam, không cho vẽ trên cơ thể người mẫu nữ. Mà đối với nghệ thuật này thì ai cũng như nhau!
Nhưng khâu kiểm duyệt không quan trọng bằng phần lớn người Việt Nam còn chưa thấy được sự khó khăn của hoạ sĩ khi đối diện với người mẫu. Phần lớn, người mẫu không muốn cho vẽ thoải mái và cũng không thể bôi kín màu. Tôi đành phải dung hoà vẽ làm sao để họ thấy đẹp, vẽ làm sao để họ thấy còn chút thuần phong mỹ tục.
Đấy là chưa kể đến việc thuyết phục người mẫu chịu cho mình vẽ đã là thành công lắm rồi. Chưa có ai dám hi sinh khoả thân trong vòng 5 tiếng đồng hồ một cách nghiêm túc để hoạ sĩ thể hiện một cách triệt để. Tất cả điều đó làm cản trở sự phóng khoáng của nghệ thuật body painting.
Đã khi nào anh lâm vào tình trạng “bế tắc” khi người mẫu… bỏ cuộc giữa chừng?
Chưa, phần lớn họ hay than mệt, mỏi sau khoảng gần một tiếng ngồi hoặc đứng bất động. Nhìn thấy họ mệt mỏi, gồng mình, tôi cũng mất hứng vẽ. Và điều đó khiến tôi vội vã, hối hả ráng vẽ cho xong sớm nên hoàn toàn không thể chỉnh sửa một cách ổn thoả được.
Trên thực tế, có người mẫu nào của anh gặp rắc rối khi hình ảnh được “ra mắt” rộng rãi trên báo chí?
Khi những bức hình đầu tiên của anh được công bố thì hiệu ứng dư luận không được thiện cảm lắm. Họ cho rằng đó là sự sáng tạo nửa vời, đó chưa phải là tác phẩm vẽ body painting thực thụ, anh phản ứng ra sao?
Ở nước ngoài, họ có đủ máy móc, màu sắc và trả tiền thù lao cho người mẫu xứng đáng nên họ có thể ngồi cả 5 tiếng đồng hồ cho hoạ sĩ thoả sức sáng tạo. Còn ở Việt Nam cái tôi vẽ chỉ được 30% những gì mình biết. Để vẽ một tác phẩm ưng ý trong vòng hơn một tiếng với tất cả sự hạn hẹp của đồ nghề, của tư tưởng người mẫu là điều không thể.
Tôi chọn vẽ trên manơcanh là để thực hiện cho một dự án nghệ thuật ý niệm. Tất cả những mẫu manơcanh này sẽ được sắp đặt trong phòng triển lãm với nhiều ý tưởng khác nhau. Nó có thể được đặt ngoài đường và chụp hình lại. Điều đó tạo ra nhiều vấn đề ý niệm cho nghệ thuật body painting theo kiểu sắp đặt của mình hơn nữa.