Bình Định:

Tình cảm sâu nặng của Bác Hồ với nhân dân Bình Định

(Dân trí) - Khoảng thời gian Bác Hồ sống, học tập tại mảnh đất Bình Định không dài nhưng thật sâu nặng, nghĩa tình. Mảnh đất đã động viên Nguyễn Tất Thành tiếp tục nuôi chí lớn, quyết định tiến bước trên hành trình tìm đường cứu nước.

Ngày 18/5, tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, Sở VH –TT&DL Bình Định tổ chức lễ khai mạc Bổ sung, nâng cấp trưng bày phòng “Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ” và triển lãm ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế”, nhân kỷ niệm 125 Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015).

Khai mạc triển lãm ảnh Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ
Khai mạc triển lãm ảnh Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ

Trong những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Tất Thành có thời gian sống, học tập tại vùng đất Bình Định. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử đã tác động đến tư tưởng, ý chí của chàng thành niên yêu nước Nguyễn Tất Thành tiếp tục nuôi chí lớn, quyết định tiếp bước trên hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân. Khoảng thời gian, Bác Hồ ở Bình Định không dài nhưng rất sâu nặng, ý nghĩa. Đối với nhân dân Bình Định, tình cảm của Bác là nguồn động viên, sức mạnh to lớn, đã in sâu trong tâm thức trong mỗi người dân đất võ Bình Định.

Đây cũng là nơi gắn với sự kiện lịch sử đặc biệt, ba cha con cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bấy giờ được triều đình Huế bổ nhiệm vào làm Tri huyện Bình Khê (nay là xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, Bình Định) sống chung với nhau những ngày cuối cùng, trước khi Bác Hồ - cậu thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, bước vào cuộc hành trình gian khổ tìm đường cứu nước, cứu dân.

Những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp Bình Định là minh chứng cho tấm lòng của nhân dân Bình Định đối với Bác Hồ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dù sống trong lòng địch, với những thủ đoạn đánh phá ác liệt, kiểm soát gắt gao của địch nhưng người dân Bình Định luôn ôm ấp, gìn giữ những kỷ vật của Bác như một vật thiêng liêng, bất chấp sự trả thù tàn bảo của kẻ thù.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Bình Định, chia sẻ: “Thông qua triển lãm, chúng ta sẽ mãi lưu giữ ý nghĩa sâu sắc về những tình cảm tốt đẹp, yêu thương, kính trọng của nhân dân Bình Định với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, sự nghiệp vĩ đại và những di sản tư tưởng của Người là tài sản vô giá để cho muôn đời con cháu mai sau học tập và kế tục”.

Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung

Cũng nhân kỷ niệm 125 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2015), Bảo tàng Tổng hợp Bình Định triển lãm bộ sưu tập ảnh “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế”.

Triển lãm trưng bày 110 bức ảnh gồm 2 phần: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các tầng lớp nhân dân Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình đoàn kết giữa các dân tộc. Qua đó, giới thiệu tình cảm, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Việt Nam; lòng biết ơn, sự gắn bó kính trọng của nhân dân Việt Nam với Bác Hồ; đồng thời thể hiện tình cảm, sự ủng hộ, đoàn kết của nhân dân tiến bộ thế giới với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một số hình ảnh tư liệu tại triển lãm ảnh Bác Hồ với nhân dân Bình Định, nhân dân Bình Định với Bác Hồ kính yêu:

Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Nhà Hành cung Thành Bình Định (nay thuộc phường Bình Định, thị xã An Nhơn) - nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng 2 con Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành đến trước khi được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê ngày 1/7/1909

Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Địa điểm nhà ông Phạm Ngọc Thọ (nay là kho lương thực 147 Trần Hưng Đạo) - nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ở để học tiếng Pháp tại trường Pháp - Việt Quy Nhơn (1909 - 1910)

Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Địa điểm trường Pháp - Việt Quy Nhơn (nay là khu nhà 54-66 Bạch Đằng, TP Quy Nhơn)- nơi anh Nguyễn Tất Thành học để hoàn thành chương trình tiểu học lớp cuối chuẩn bị cho việc ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Di tích huyện đường Bình Khê (huyện Tây Sơn, Bình Định)- nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện Bình Khê mà Nguyễn Tất Thành hay đến đây thăm cha và ở đây

Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Nhà từ đường cụ Đào Tấn (xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) địa điểm anh Nguyễn Tất Thành tới thăm trong thời gian ở Bình Định
Bác Hồ sẽ mãi ghi sâu trong tim mỗi người con Bình Định nói riêng và Việt Nam nói chung
Địa điểm trường thi Bình Định (nay thuộc khu ruộng canh tác phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn)- nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc được bổ nhiệm chấn thi Hương
Thiếu nhi Tam Quan đại diện cho Thiếu nhi tỉnh Bình Định tặng Bác bức trướng Nam Bắc một nhà
Thiếu nhi Tam Quan đại diện cho Thiếu nhi tỉnh Bình Định tặng Bác bức trướng "Nam Bắc một nhà"
Thiếu nhi Tam Quan đại diện cho Thiếu nhi tỉnh Bình Định tặng Bác bức trướng Nam Bắc một nhà
Bác gặp Đoàn cán bộ ngoại giao của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam trong đó có học sinh trường college Quy Nhơn
Thiếu nhi Tam Quan đại diện cho Thiếu nhi tỉnh Bình Định tặng Bác bức trướng Nam Bắc một nhà
 Khi bác mất quân dân Bình Định vận chuyển những khối gỗ quý ra Thủ đô Hà Nội xây dựng lăng Bác năm 1972
Bài vị thờ Bác Hồ của một người dân TP Quy Nhơn năm 1969, dù sống trong lòng địch
Bài vị thờ Bác Hồ của một người dân TP Quy Nhơn năm 1969, dù sống trong lòng địch
Tất cả những hiện vật liên quan đến Bác được nhân dân Bình Định chân trọng, gìn giữ như báu vật
Tất cả những hiện vật liên quan đến Bác được nhân dân Bình Định chân trọng, gìn giữ như báu vật
Tất cả những hiện vật liên quan đến Bác được nhân dân Bình Định chân trọng, gìn giữ như báu vật
Tất cả những hiện vật liên quan đến Bác được nhân dân Bình Định chân trọng, gìn giữ như báu vật

 Doãn Công