1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Tái hiện lại nơi ở xưa gia đình vua Bảo Đại sau năm 1945 tại Huế

(Dân trí) - Chiều 9/6, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã chính thức mở cửa trưng bày Khải Tường Lâu (thuộc Cung An Định) - nơi ở của gia đình cựu hoàng Bảo Đại và bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) giai đoạn 1945-1955.

Cung An Định được xây dựng vào năm 1917. Nguyên vào năm 1902, Nguyễn Phúc Bửu Đảo (vua Khải Định sau này) khi ra lập phủ riêng bên bờ sông An Cựu đã đặt tên cho nơi ở của mình là phủ An Định. Đến năm 1917, trên cơ sở của nền móng phủ cũ, vua cho xây dựng lại theo kiểu kiến trúc tân cổ điển và đổi tên từ phủ An Định thành cung An Định.

Công việc xây dựng cung An Định tiến hành đến năm 1918 thì hoàn thành. Trong bài Ngự chế An Định cung dẫn của vua Khải Định (được đắp nổi ở hành lang trước tầng 3 Khải Tường Lâu vào năm 1918), cũng như sách Khải Định chính yếu, cung An Định được xây dựng bằng bổng lộc của nhà vua trước khi lên ngôi, không dùng ngân khố để xây dựng. Mục đích là để ghi nhớ đến nơi tiềm để trước khi lên ngôi vua của vua, để sau này ban lại cho hoàng tử trưởng Vĩnh Thụy và lưu truyền tử tôn.

Thực hiện ý chỉ của vua Khải Định, ngày 28/5/1922, triều đình Huế tổ chức trọng thể lễ rước Đông cung Thái tử Vĩnh Thụy từ Đại Nội về Cung An Định. Và từ đó, cung An Định trở thành tài sản và là nơi ở của Đông Cung Hoàng Thái Tử Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại). Sau đó, từ năm 1939 trở thành tài sản của Đông Cung Hoàng Thái Tử Bảo Long (con trưởng của vua Bảo Đại).

Khải Tường Lâu ở Cung An Định
Khải Tường Lâu ở Cung An Định

Trước năm 1945, Cung An Định do triều Nguyễn quản lý. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cung An Định trở thành nơi ở của đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) và gia đình cựu hoàng Bảo Đại. Từ năm 1954, sau khi phế truất Bảo Đại, cung An Định bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu. Đức Từ Cung mua lại căn nhà số 79 Phan Đình Phùng, nguyên là nhà của bà Ân Phi Hồ Thị Chỉ (thứ phi vua Khải Định - cha vua Bảo Định) để ở cho đến ngày tạ thế.

Lịch sử cho thấy sau 1975, chính quyền Cách Mạng đã tiếp quản và chuyển trả cung An Định cho đức Từ Cung, nhưng bà tự nguyện hiến cơ sở này cho chính quyền. Từ đó đến đầu năm 2002, cung An Định do Liên đoàn thành phố Huế mà trực tiếp là Nhà văn hóa Lao động Thành phố Huế quản lý. Đến đầu năm 2002, cung được giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế quản lý. Vào các năm 2007, 2008, Khải Tường Lâu đã được trùng tu. Trong khuôn khổ dự án phục chế tranh tường tại Khải Tường Lâu, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã phối hợp với các chuyên gia của CHLB Đức tiến hành phục chế gần 2.000m2 tranh tường, trả lại vẻ đẹp nguyên xưa của nó.

Đặc biệt ở tầng 1, nội thất có 7 phòng, nổi bật ở phòng chính (sảnh đường) là 6 bức bích họa. Những bức tranh này được vẽ trực tiếp bằng sơn dầu lên mặt tường trát xi măng có khung gỗ thếp vàng. Các bức tranh này tuy không đề tên nhưng cũng có thể dễ dàng nhận biết đó là hình ảnh ở các lăng vua triều Nguyễn. Bên cạnh 6 bức tranh lớn thì các mảng tường còn lại và trên trần nhà đều có trang trí đồ họa mô tip hoa lá.

Hiện nay, các tài liệu và hiện vật liên quan đến Khải Tường Lâu trong giai đoạn 1922 đến 1945 (khi chức năng sử dụng là nơi ở của Đông Cung Hoàng Thái Tử) là không có đủ cơ sở cho việc trưng bày. Bên cạnh đó, ở giai đoạn từ sau năm 1945 đến năm 1955 (khi chức năng sử dụng của Khải Tường Lâu là nơi ở của Đức Từ Cung và gia đình cựu hoàng Bảo Đại) cũng khó có thể tái hiện một cách đầy đủ.

Việc trưng bày tại nội thất Khải Tường Lâu được thực hiện trên cơ sở nguồn hiện vật hiện có tại Nhà lưu niệm bà Từ Cung; so sánh, đối chiếu, ghi nhận theo lời kể của một số chứng nhân, đặc biệt là bà Lê Thị Dinh, người từng có thời gian dài làm việc tại cung An Định với vai trò là người hầu phục vụ bà Từ Cung và gia đình vua Bảo Đại.

Nội thất của Khải Tường Lâu - nơi ở của gia đình vua Bảo Đại và bà Từ Cung đã được tái hiện lại
Nội thất của Khải Tường Lâu - nơi ở của gia đình vua Bảo Đại và bà Từ Cung đã được tái hiện lại

Phần trưng bày sử dụng nguồn hiện vật liên quan đến bà Từ Cung và gia đình vua Bảo Đại  hiện lưu giữ tại Nhà lưu niệm bà Từ Cung và nhóm hiện vật được chuyển về bảo quản tại kho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế năm 1981. Ngoài ra còn có trưng bày 1 bức tranh về gia đình vua Bảo Đại do gia đình cựu hoàng tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế năm 2011.

Với phương pháp điều tra, phỏng vấn các chứng nhân, các nhà nghiên cứu, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu, nội dung trưng bày đã tái hiện phần nào không gian của Khải Tường Lâu trong giai đoạn từ 1945 đến 1955. Ở tầng 1 là không gian phòng ăn, tiếp khách và giải trí. Đáng tiếc là phòng giải trí không có nhiều các vật dụng. Ở tầng 2 là phòng ngủ của bà Từ Cung, phòng ngủ và phòng giải trí của gia đình vua Bảo Đại, phòng của người hầu...

Tuy nhiên do nguồn hiện vật hiện đã bị thất tán, vì vậy tại phòng ngủ của bà Từ Cung chỉ mang tính tượng trưng. Tại khu vực phòng của người hầu, phòng giải trí của các hoàng tử công chúa hiện không có các hiện vật phù hợp nên chỉ trưng bày các hiện vật là đồ gia dụng xuất xứ từ cung An Định.

Có thể nói, việc tổ chức trưng bày nhằm tái hiện không gian xưa kia của Khải Tường Lâu có một ý nghĩa đặc biệt, đó là làm sống lại phần hồn của di tích kiến trúc với những cách bài trí phù hợp, tạo nên sức hấp dẫn của di tích. Hiện, đội ngũ làm công tác khoa học của Trung tâm rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, bổ sung của các nhà nghiên cứu để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa về không gian trưng bày đặc biệt này.

Khách mời tham quan Khải Tường Lâu

Khách mời tham quan Khải Tường Lâu

Khách mời tham quan Khải Tường Lâu
 
Tấm gương đặt cạnh cầu thang tầng 1

Tấm gương đặt cạnh cầu thang tầng 1

Phòng khách của vua Bảo Đại

Phòng khách của vua Bảo Đại
 
Tủ chưng đồ

Tủ chưng đồ
 
Có thêm các tượng chân dung của Bảo Đại - vị vua cuối cùng triều đại phong kiến Việt Nam

Có thêm các tượng chân dung của Bảo Đại - vị vua cuối cùng triều đại phong kiến Việt Nam
 
Phòng giải trí

Phòng giải trí tầng 1
 
Bộ bàn có lát mặt bàn bằng tấm đá cẩm thạch lớn

Bộ bàn có lát mặt bàn bằng tấm đá cẩm thạch lớn
Ghế trường kỷ chạm xà cừ tinh xảo

Ghế trường kỷ chạm xà cừ tinh xảo
 
Cầu thang dẫn lên tầng 2

Cầu thang dẫn lên tầng 2
 
Bức tranh vẽ gia đình cựu hoàng Bảo Đại được gia đình vua tặng cho Huế năm 2011

Bức tranh vẽ gia đình cựu hoàng Bảo Đại được gia đình vua tặng cho Huế năm 2011
 
Phòng ngủ tượng trưng của đức Từ Cung

Phòng ngủ tượng trưng của đức Từ Cung
 
Các đôn gỗ để vật dụng và hoa

Các đôn gỗ để vật dụng và hoa
 
Một chiếc giường chạm rồng

Một chiếc giường chạm rồng
 
Giá để nến có chân là 3 con rồng chầu

Giá để nến có chân là 3 con rồng chầu
 
Tủ đựng quần áo

Tủ đựng quần áo
 
Gương soi

Gương soi
 
Mảng tường ở tầng 2 được vẽ công phu với hoa văn đẹp

Mảng tường ở tầng 2 được vẽ công phu với hoa văn đẹp
 
Lối đi dẫn vào các phòng trên tầng 2

Lối đi dẫn vào các phòng trên tầng 2
 
Bộ đồ uống cafe của vua Bảo Đại

Bộ đồ uống cafe của vua Bảo Đại
 
Bộ đồ vật dụng của đức Từ Cung

Bộ đồ vật dụng của đức Từ Cung
 
Chân dung đức Từ Cung

Chân dung đức Từ Cung
Nội thất Khải Tường Lâu tráng lệ khi nhìn từ cầu thang xuống

Nội thất Khải Tường Lâu tráng lệ khi nhìn từ cầu thang xuống
 
Phòng ăn

Phòng ăn
 
Phòng ăn

1 tấm ảnh đen trắng trong phòng này chụp đức Từ Cung bồng cháu, đứng bên là vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương
 
Diềm trang trí cạnh trần, bậu cửa lớn và hoa văn vẽ trên tường

Diềm trang trí cạnh trần, bậu cửa lớn và hoa văn vẽ trên tường
 
Hình hoa lá ở một góc tường rẽ vào hành lang dưới tầng 1
Hình hoa lá ở một góc tường rẽ vào hành lang dưới tầng 1
 
1 trong sáu bức bích họa được vẽ vào tường ở sảnh đường và có khung gỗ thếp vàng bọc lại

1 trong sáu bức bích họa được vẽ vào tường ở sảnh đường và có khung gỗ thếp vàng bọc lại
 
Bộ bàn ghế lát đá cẩm thạch quý

Bộ bàn ghế lát đá cẩm thạch quý
 
Phòng giải trí của công chúa, hoàng tử ở tầng 2

Phòng giải trí của công chúa, hoàng tử ở tầng 2

Đại Dương