Sáng tạo thời trang Việt xuất phát từ văn hóa cội nguồn

Các em sinh viên ngành thời trang cần học cách tư duy sáng tạo trên những gì sẵn có trong bản sắc dân tộc, được kế thừa đến ngày nay, và một điều quan trọng nữa là sáng tạo sẽ đến ngay từ môi trường xung quanh, những gì ta nhìn thấy, nghe và sống với nó.

Thời trang Việt Nam hiện nay đang phát triển và sẽ còn vươn xa hơn nữa, vượt ra ngoài lãnh thổ hình chữ S xinh đẹp. Tuy nhiên, để có được điều đó, cần hơn hết là những mẫu thiết kế hết sức riêng và độc đáo, và được khởi nguồn từ chính trong văn hóa dân tộc của người Việt. Thế hệ những nhà thiết kế tài năng trong tương lai của Việt Nam cần nhận thức điều này ngay từ ban đầu.

Sáng tạo thời trang Việt xuất phát từ văn hóa cội nguồn

Để chuyển tải được những nhận thức đó cho những nhà thiết kế trong tương lai, Học viện Thời trang London (LCFS) đã tổ chức chuyến đi thực tế về Mai Châu, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số Mường, Thái, H’mong... để sinh viên có cơ hội được nhìn tận mắt những sản phẩm thủ công mang đậm nét văn hóa dân tộc, có bản sắc riêng.
 
Các em học hỏi từ những thực tế cuộc sống và sản phẩm may mặc dân tộc được làm thủ công ở vùng đất này. Không chỉ có vậy, chính phong cảnh hết sức hấp dẫn của vùng đất Mai Châu cũng là điều cuốn hút đoàn ngay từ khi đặt chân đến, sau đó là con người nơi đây, những người dân tộc Mường, Thái, H’mong. Sự mến khách và nét văn hóa đặc trưng của họ.

Sáng tạo thời trang Việt xuất phát từ văn hóa cội nguồn

Các em sinh viên ngành thời trang cần học cách tư duy sáng tạo trên những gì sẵn có trong bản sắc dân tộc, được kế thừa đến ngày nay, và một điều quan trọng nữa là sáng tạo sẽ đến ngay từ môi trường xung quanh, những gì ta nhìn thấy, nghe và sống với nó. Chuyến đi Mai Châu của LCFS đã mang lại cho các em nhiều trải nhiệm. Bởi gia nhập lĩnh vực thời trang là chấp nhận những khắt khe của nghề, buộc những nhà thiết kế phải có được sáng tạo hết sức riêng, độc đáo để làm nên phong cách của mình. Và điều đó chắc chắn không bắt nguồn từ đâu xa, mà chính từ trong nền văn hóa Việt Nam mà các nhà thiết kế thời trang trong tương lai đang sống.

Bạn Lan Hương hiện đang theo học lớp Thiết kế ở Học viện Thời trang London, cho biết: “Sau chuyến đi thực tế em đã có được nhiều kinh nghiệm và học hỏi từ những người dân tộc bản xứ ở đây. Họ đã tạo nên được một mảng màu riêng, mảng văn hóa để góp phần hình thành văn hóa Việt Nam. Để áp dụng vào ngành học thời trang của mình, em có thêm ý tưởng mới khi đưa những chi tiết, họa tiết của vải truyền thống dân tộc, màu sắc nâu của nhà sàn và màu xanh của cây cối nơi đây, vào bài học và các mẫu thiết kế trong trường. Những sản phẩm thủ công họ làm ra là rất đẹp, đặc biệt của người H’mong, Hoa, Mường và Thái.”

Hương cho biết thêm: “Ở Hà Nội em không có cơ hội tiếp xúc với những người dân tộc thiểu số, và khi đến Mai Châu em được tận mắt chứng kiến những người dân tộc dệt vải, thiết kế các họa tiết trên vải, tất cả những công việc làm thủ công này là do ngẫu hứng, và kinh nghiệm, do quen tay. Nhưng sản phẩm họ làm ra là rất đẹp, họa tiết cân đối, hài hòa“. Ngoài ra, bạn ấy cũng sẽ đưa sản phẩm thủ công (từ đan lát là giỏ, mũ cho đến vải dệt, họa tiết) của bà con miền núi vào những mẫu thiết kế tại trường trong thời gian tới.

Khác với Hương, bạn Nguyễn Duy Thành đang học lớp Thiết kế học hỏi được từ vốn bản sắc không bị pha trộn và được giữ nguyên cho đến tận ngày nay. Thành chia sẻ: “Vải dệt của người dân tộc ở đây có phong cách riêng. Sự kết hợp của sợi bông, màu sắc đa dạng và cách đưa con thoi vào từng sợi vải tạo thành những sản phẩm đẹp. Em sẽ áp dụng những gì mình học hỏi từ người dân tộc vào bài học của mình, vào những mẫu thiết kế sắp tới, về cách thêu, cách họ may đường chỉ của vải. Cách em nhìn màu sắc cho trang phục cũng thay đổi một chút từ những gì thấy được.

Đối với Thành, đây thực sự là kinh nghiệm quý báu, bởi bạn ấy được tận mắt nhìn thấy những mẫu vải của người dân tộc. Chúng có màu sắc, đường chỉ và cách dệt vải khác biệt hẳn so với những gì các em được nhìn thấy hàng ngày ở thành phố. Chính điều ấy đã tạo cho bạn ấy được sáng tạo và hứng thú hơn khi học tập trong lĩnh vực thời trang.

Sáng tạo thời trang Việt xuất phát từ văn hóa cội nguồn

Sáng tạo thời trang Việt xuất phát từ văn hóa cội nguồn

Bên cạnh đó, một thầy giáo dạy bộ môn thiết kế trong Học viện Thời trang London - thầy Jason Steel cũng nhấn mạnh một điều “Quan trọng là các em thể hiện được cá tính riêng trong mỗi trang phục sáng tạo”. Theo thầy, người Việt Nam nên mặc quần áo truyền thống của mình. Và thầy rất muốn các bạn sinh viên trong ngành thời trang phải tự đặt câu hỏi cho mình xoay quanh vấn đề: Làm sao để tôi áp dụng được văn hóa của dân tộc mình vào trong chính những mẫu thiết kế sắp tới?

Với trường Học viện Thời trang London, giáo viên khuyến khích các bạn sinh viên dùng chính những gì vốn có trong các trang phục dân tộc, những nét văn hóa dân tộc vào để tạo ra những cái mới, sáng tạo hơn, và thời trang Việt Nam trong tương lai được chính người trong nước đón nhận và vượt ra vươn lên tầm được các nước quốc tế đón nhận. Để đạt được điều đó, chỉ khi nào các nhà thiết kế trẻ tương lai sử dụng chính văn hóa của dân tộc mình thì mới tạo ra được những mẫu độc đáo và duy nhất.

Để chuẩn bị hành trang cho những nhà thiết kế trẻ trong tương lai, Học viện Thời trang London chuẩn bị xét tuyển đợt một cho học kì Mùa Thu năm nay, bắt đầu từ tháng 9/2012. Thời gian cho kì thi sắp tới là vào ngày 24/5/2012 tại Học viện Thời trang London, số 48 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội. Các bạn có thể đăng kí các khóa học sau: Thiết kế Thời trang, Marketing Thời trang, Truyền thông và Xúc tiến Thương mại Thời trang (Website: http://www.lcfs.vn/)

PV