1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Phát triển Điện ảnh Việt Nam: Nhiệm vụ bất khả thi?

<FONT face="Times New Roman" size=3><FONT face=Arial size=2>(Dân trí) - Trong buổi toạ đàm trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các nhà điện ảnh Hàn - Việt, người Hàn Quốc đã cởi mở đưa ra những “bí quyết” chấn hưng điện ảnh của họ trong mười năm qua. Song, càng nghe, các nhà làm phim Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> càng thấy… hoang mang!</FONT> </FONT>

Trước năm 1994, điện ảnh Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng, người Hàn Quốc quyết tâm chấn hưng lại nền điện ảnh của họ với những chiếc lược rõ ràng. Trong đó, ba “bí quyết” cơ bản và quan trọng nhất là: chính phủ hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện để đưa nhân lực hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh ra nước ngoài học tập, phát triển những chính sách nhằm thúc đẩy sự tự do trong sáng tạo.

 

Có thể nói gọn lại, đáp số của bài toán chấn hưng điện ảnh chỉ có ba phép tính: chính sách, tài chính, nhân lực, và nhà hoạt động điện ảnh nào cũng hiểu. Suốt bao năm qua, các nhà làm phim Việt Nam cũng loay hoay vừa tìm tòi tìm lời giải cho bài toán xây dựng điện ảnh Việt Nam, nhưng dường như, càng trăn trở, họ càng mệt mỏi và bế tắc.

 

Đặc biệt, khi các nhà làm phim Hàn Quốc đưa ra những con số về nền điện ảnh của họ, các nhà làm phim Việt Nam chỉ còn biết… thở dài trong hoang mang. Nếu ở Hàn Quốc có khoảng 1000 hãng phim, thì chúng ta có hơn… 10 hãng. Mỗi năm Hàn Quốc sản xuất trên dưới 700 bộ phim, trong đó có 80-90 bộ phim nhựa chiếu rạp, trong khi chúng ta sản xuất cật lực mới được 10 - 15 phim nhựa/năm.

 

Thêm vào đó, dàn diễn viên trẻ đẹp và đông đảo của Hàn Quốc được đào tạo bài bản tại 50 khoa đào tạo chuyên ngành về diễn xuất thuộc các trường đại học, đó là chưa kể các câu lạc bộ, các công ty tư nhân, các hãng sản xuất phim chuyên biệt…

 

Trong khi đó, tại Việt Nam, số khoa chuyên ngành về đào tạo diễn viên chỉ dừng lại ở mức… hai (khoa diễn viên của trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, và khoa diễn viên của trường cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh).

 

Số tiền người Hàn Quốc bỏ ra làm một bộ phim với giá trung bình là 3 triệu USD, nếu cộng thêm cả chi phí quảng cáo, thì con số sẽ tăng lên tới 10 triệu USD. Còn ở Việt Nam, tổng số chi phí đầu tư sản xuất phim ở các hãng nhà nước là 1 triệu USD/ năm. Nghĩa là, số tiền người Hàn Quốc bỏ ra làm một bộ phim gấp mười lần số tiền cả nền điện ảnh Việt Nam nhận được trong một năm.

 

Không chỉ mạnh về tài chính, điện ảnh Hàn Quốc còn “sống khỏe” bởi sự đoàn kết và ý chí của toàn thể cán bộ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thứ bảy. Năm 2000, giới nghệ sỹ Hàn Quốc từng có cuộc biểu tình lớn phản đối chính sách chiếu phim ngoại tại các rạp trong nước của chính phủ. Ngay sau đó, chính phủ Hàn Quốc - Bộ Văn hoá Hàn Quốc đã có những điều chỉnh kịp thời nhằm cân bằng lại số lượng phim Hàn Quốc tại các rạp.

 

Theo con số thống kê, hiện nay, phim Hàn Quốc được ưu tiên số một tại các rạp chiếu trong nước với 62% phim Hàn Quốc (một năm), tiếp đến là phim Mỹ (33,2 %), phim Nhật (2,3), phim Trung Quốc (1,5%) và phim châu Âu (0,8%)… Bởi vậy, trong danh sách 10 bộ phim ăn khách nhất năm 2006 tại Hàn Quốc có tới 7 bộ phim “Made in Korea”, ba phim nước ngoài lọt vào được danh sách này thì đều là những “bom tấn” 2006: Nhiệm vụ bất khả thi III (Mission Impossible III), Cướp biển CaribbeanMật mã Da Vinci (Da Vinci Code).

 

Điều đó hoàn toàn xa lạ với điện ảnh Việt Nam khi mà phim ngoại mặc sức “hoành hành” tại tất cả các rạp chiếu. Ước tính, trong năm 2006, cứ 10 bộ phim được chiếu tại Việt Nam thì có tới 7 phim là của Hàn Quốc (cả phim nhựa và phim truyền hình). Khổ nỗi, 10 -15 phim nhựa “made in Việt Nam” được sản xuất rải rác trong năm cũng chỉ thu hút được khoảng 10-15 khán giả khi trình chiếu. Vậy chẳng thể trách nổi các chủ rạp khi họ quá “ưu ái” phim ngoại!?

 

Càng so sánh, càng thấy khập khiễng, càng phân tích lại càng thấy buồn. Chỉ chắc chắn một điều, với những khó khăn chồng chất hiện tại, bài toán chấn hưng điện ảnh ở Việt Nam thật khó tìm được đáp số cuối cùng trong ngày một ngày hai.

 

Hào Hoa

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm