1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Ồn ào quanh việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho chủ tịch Hội Điện ảnh

(Dân trí)- Xung quanh sự việc ông Đặng Xuân Hải- Chủ tịch Hội ĐA bị xem xét lại đề cử Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu NSND, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có thư tay xác nhận đóng góp của ông Đặng Xuân Hải khi tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968.

Ông Đặng Xuân Hải hiện đang giữ chức chủ tịch Hội Điện Ảnh VN. Năm 2010, ông Đặng Xuân Hải làm đơn xin xét duyệt Giải thưởng Nhà nước với cụm tác phẩm: Vài hình ảnh chiến thắng Xuân 1968, Thị xã vẫn yên tĩnh, Cột mốc vàng Điện Biên Phủ Nước mắt nụ cười. Ông cũng làm hồ sơ xin xét duyệt danh hiệu NSND với tác phẩm Mùa xuân toàn thắngCột mốc Điện Biên Phủ, cả hai tác phẩm đều từng đoạt Bông Sen Bạc tại các kỳ LHP quốc gia.

Tuy nhiên, hồ sơ xin xét duyệt Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu NSND của ông Đặng Xuân Hải đã gặp phải những khiếu kiện từ phía ông Trần Hinh- Đại tá, nguyên đạo diễn Xưởng phim Quân đội và ông Doãn Huyến- Thiếu tá, nguyên quay phim của Xưởng phim Quân đội.
 
Ồn ào quanh việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho chủ tịch Hội Điện ảnh
Ông Đặng Xuân Hải và ông Trần Hinh là đồng đội cũ từng chiến đấu cùng nhau.
Vụ kiện tụng giống như "cuộc chiến" thời bình của những người bạn cũ.

Hai ông Trần Hinh và Doãn Huyến cho rằng, ông Đặng Xuân Hải chưa xứng đáng để được xét duyệt Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu NSND. Hai ông Trần Hinh, Doãn Huyến đã viện dẫn nhiều chứng cứ, ví dụ như trong tác phẩm Mùa xuân toàn thắng (phim tài liệu nhựa) gồm 4 tập trong đó được nhiều đạo diễn thực hiện, ông Đặng Xuân Hải chủ yếu làm Giám đốc sản xuất. Riêng ở tập 4, ông Lê Thi là đạo diễn, ông Đặng Xuân Hải ghi tên là đạo diễn 2. Theo những chứng cứ này, ông Hải chỉ gián tiếp làm phim, không hề có công lao sáng tạo đáng kể trong chùm phim này.

Theo Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT của Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2010, Bộ VH,TT&DL thì tiêu chuẩn NSND phải có nhiều giải thưởng nghệ thuật loại Vàng và Bạc, trong đó có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia hoặc quốc tế, tính từ thời điểm sau khi được phong danh hiệu NSƯT, ông Hải được phong NSƯT năm 1993. Ông Trần Hinh và Doãn Huyến viện dẫn, ông Đặng Xuân Hải mới chỉ có một giải Bông Sen Bạc phim Cột mốc vàng Điện Biên Phủ.

Bên cạnh đó, ông Đặng Xuân Hải còn bị cho rằng không thuộc diện xét danh hiệu lần này vì năm 2005, ông Hải đã làm hồ sơ xin xét tặng danh hiệu NSND nhưng không có đủ số phiếu cần thiết tại Hội đồng cơ sở là Tổng cục Chính trị khi đó. (Căn cứ Điều 8, Thông tư số 06 quy định về quy trình xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT thì: Đơn vị cơ sở không giới thiệu và đề nghị xét danh hiệu NSND, NSƯT cho các cá nhân đã nghỉ hưu mà trước đó đã được tham gia xét tặng nhưng không đạt và trong thời gian nghỉ hưu không có những hoạt động nghệ thuật tiêu biểu, xuất sắc theo quy định về tiêu chuẩn NSND, NSƯT).
 
Ồn ào quanh việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho chủ tịch Hội Điện ảnh
Ông Đặng Xuân Hải thời trẻ

Việc có nhiều ý kiến kiếu nại, hồ sơ xin xét duyệt Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu NSND của ông Đặng Xuân Hải đã bị Bộ VH-TT-DL xem xét lại.

Chiều 3/5, phía Hội Điện ảnh VN đã gửi công văn lên Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch giải trình lần 2 về những điểm trong đơn khiếu nại ông Đặng Xuân Hải và đề nghị đặc cách xét tặng Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu NSND cho ông Hải.

Cũng trong ngày 3/5, ông Đặng Trọng Cửu- Đại tá, nguyên Hiệu trưởng Trường nghiệp vụ Cán bộ Tổng cục Chính trị có thư xác nhận những đóng góp của ông Đặng Xuân Hải tại chiến trường Trị Thiên- Huế từ năm 1964-1968.
 
Ồn ào quanh việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho chủ tịch Hội Điện ảnh
Ông Đặng Xuân Hải hiện là Chủ tịch Hội Điện ảnh VN

Trong thư có đoạn viết “Tôi xác nhận đồng chí Đặng Xuân Hải vào chiến trường Trị Thiên-Huế từ đầu năm 1964 công tác chiến đấu liên tục đến khi bị thương (5/1968). Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, đồng chí Hải tham gia chiến đấu cùng D1.E6 quân khu đánh vào nội thành Huế quay được một số cảnh như: Ban chỉ huy Trung đoàn họp hạ quyết tâm chiến đấu, đánh nhau trên đường phố cửa chính Tây, trung tâm Thành nội, Sân bay Tân Lộc, và bắt tù binh Mỹ.

Sau đó đồng chí Hải bị thương, những tư liệu trên đã được sử dụng vào bộ phim Vài hình ảnh chiến thắng đầu xuân 1968 và kết thúc chiến dịch cấp trên đã tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba cho đồng chí Hải”.

Ông Đặng Trọng Cửu xác nhận, “Đồng chí Hải là quay phim chính đã đóng góp được nhiều tư liệu cho quân khu”.
 
Ồn ào quanh việc xét tặng Giải thưởng Nhà nước cho chủ tịch Hội Điện ảnh
Hình ảnh tư liệu chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
 
 
Tiếp theo ông Đặng Trọng Cửu, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có thư gửi ngày 4/5 xác nhận những thông tin ông Đặng Trọng Cửu đã viết là hoàn toàn đúng. Ông Đặng Trọng Cửu vốn là cán bộ của Trung đoàn 9 vào thời điểm ông Lê Khả Phiêu giữ chức Chính ủy Trung đoàn 9 năm 1968.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có viết “Tôi chấp nhận lời xác nhận của đồng chí Cửu về đồng chí Đặng Xuân Hải đã có mặt trực tiếp quay phim, chiến đấu ngay từ khi nổ súng tấn công vào cố đô Huế và quay được cảnh lá cờ ta cắm lên Phu Văn Lâu. Việc đồng chí Hải tham gia chiến đấu và quay phim những tháng năm ở Huế là đúng. Đề nghị trên xem xét phong tặng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân cho đồng chí Hải”. 

H.H

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm