Những hiện vật “rất đáng xem” tại triển lãm hàng không
(Dân trí) - Nếu bạn là người thích tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngành hàng không thì hãy tới với bảo tàng Canterbury ở New Zealand thời gian này. Rất nhiều bất ngờ thú vị đang chờ đón bạn.
Tới với triển lãm này, bạn sẽ biết rằng trước đây, hành khách phải mất chín giờ bay từ Auckland đến Sydney. Một chiếc vé khoang hạng nhất năm 1950 gồm bữa ăn hạng sang, champagne tuyệt hảo, những chỗ ngồi kiểu khách sạn...
Thu hút du khách là khu vực trưng bày đồng phục tiếp viên hàng không từ các thập niên trước cho tới hiện tại. Tiếp viên của hãng này được dùng nhiều đồ hiệu thiết kế kiểu dáng thanh lịch trong đó có những trang phục từ nhà mốt Dior
Trang phục hiện tại của các tiếp viên hàng không và nhân viên Air New Zealand
Đây là mẫu động cơ máy bay được chế tạo vào năm 1903 bởi nhà nông học - sau này trở thành người nổi tiếng - Richard Pearse. Ông tạo ra động cơ bay trong một cỗ máy, chuyến bay đầu tiên được thực hiện ở độ cao khoảng 150 feet (45 m) ở trang trại của ông ở Upper Waitohi, gần Timaru phía nam Canterbury
Tiền thân của Air New Zealand là Tasman Empire Airways Limited. Năm 1966, chính phủ New Zealand sở hữu toàn bộ TEAL và đổi tên thành Air New Zealand. Trong ảnh là những món đồ dùng sang trọng từng được sử dụng trên các chuyến bay từ cách đây hàng chục năm
Nhờ phim Hobbit quay ở New Zealand mà đất nước tuyệt đẹp này đã được du khách 5 châu biết tới nhiều hơn. Vì thế hãng hàng không nước này từng sơn hình nhân vật rồng lửa Smaug lên máy bay của mình
Trong hình là gối ngả đầu làm bằng chất liệu lụa và cotton được hãng thiết kế riêng dành cho nữ hoàng Elizabeth đệ nhị khi bà đi trên chuyến bay từ Suva tới Laukota vào năm 1953
Khách tham quan có thể tận mắt ngắm lại các khoang hành khách từ những chiếc máy bay những năm 50 - 60 thế kỷ trước.
Các em nhỏ cũng được thày cô giáo đưa tới đây trong các buổi học ngoại khóa và tất cả đều tỏ ra háo hức và thích thú với buổi học
Bên trái là mẫu vé máy bay từ năm 1940 - khi đó được gọi là "giấy chứng nhận đã tham gia chuyến bay", bên phải là vé máy bay của hành khách trên chuyến bay thương mại đầu tiên của Tasman vào năm 1940
Trang phục của nữ phi công đầu tiên trong lịch sử hãng hàng không này - bà Jean Gardner Batten, cũng là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất tại quốc đảo xinh đẹp
Hiện vật đáng buồn nhất trong triển lãm là hộp đen của chiếc máy bay McDonnell Douglas DC-10, gặp nạn ngày 28/11/1979. Máy bay khi đó đã đâm vào đỉnh núi Erebus trên đảo Ross, Nam Cực khiến 237 hành khách và 20 thành viên phi hành đoàn tử nạn. Đây cũng được coi là một trong những tai nạn máy bay thảm khốc nhất lịch sử hàng không thế giới.
Kiều Minh