1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Những bộ phim hay nhất và dở nhất trong lịch sử

(Dân trí) - Từ thuở bình mình của kỷ nguyên phim câm, các tín đồ điện ảnh chưa bao giờ hết phấn khích với các bộ phim lấy đề tài thảm họa.

 
Từ Fire năm 1901 về một căn hộ bốc cháy đến thiên sử Noah’s Arl năm 1928 kể câu chuyện về một trận lũ lụt đã nhấn chìm 3 nhân vật chính, Hollywood đã khai thác chủ đề này ngay từ sơ khai.

Tuy vậy, phải đến thập niên 70, dòng phim này với bắt đầu bùng nổ với hàng loạt bom tấn có sự tham gia của dàn diễn viên thượng hạng. Hai mưoi năm sau, công nghệ kỹ xảo CGI phát triển tột bậc và một lần nữa đưa phim thảm họa trở lại thời kỳ hoàng kim của mình.

San Andreas, bộ phim mới nhất nói về một trận động đất quy mô lớn đã hủy hoại bang California vừa ra mắt vào ngày 19 tháng 5. Trong lúc chờ đợi phản hồi của khán giả về tác phẩm này, hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách các bộ phim thảm họa hay nhất và tệ nhất trong lịch sử.

Các bộ phim hay nhất


“In Old Chicago” (1937)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất
Nhận một đề cử Oscar cho Phim xuất sắc nhất, câu chuyện bi kịch về một đám cháy lớn tại Chicago là một trong các bộ phim đắt đỏ nhất tại thời điểm nó phát hành. Chuyện phim theo chân gia đình O’Leary đáng thương, những người đã bị buộc tội “châm ngòi” cho đám cháy đã giết chết 300 người và làm hơn 100 nghìn người vô gia cư. Sự pha trộn đáng nhớ giữa hiệu ứng đặc biệt, màu sắc kỳ ảo, sự tập trung vào chi tiết cũng như việc bao phủ toàn cảnh của sự hủy diệt đã giúp bộ phim khắc họa một địa ngục trần gian chân thực nhất. 

“When Worlds Collide” (1951)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất

60 năm trước khi Lars von Trier kể câu chuyện về một hành tinh bí ẩn va chạm với Trái Đất trong câu chuyện bi sầu “Melancholia”, nhà làm phim khoa học viễn tưởng George Pal đã cho ra mắt một tác phẩm tương tự về một thiên thể trong vũ trụ đe dọa toàn nhân loại. Hai ngôi sao đỏ được phát hiện sẽ đe dọa hành tinh xanh, và những nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới chạy đua với thời gian để hoàn thành một quả tên lửa mang tên Space Ark kịp tiến độ, giúp con người tránh khỏi thảm họa hủy diệt này. Những khung hình đáng nhớ với hình ảnh tàu thuyền lênh đên giữa các tòa nhà chọc trời đã giúp bộ phim giành một giải Oscar cho Hiệu ứng xuất sắc nhất.

“The Poseidon Adventure” (1972)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất

Nhà sản xuất huyền thoại Irwin Allen được mệnh danh là “Bậc thầy của thảm họa” vì các bộ phim về thiên tai của ông luôn thành công cả ở phòng vé lẫn các giải thưởng lớn nhỏ. Dựa trên cuốn tiểu thuyết ăn khách của Paul Gallico, bộ phim là câu chuyện về các hành khách gặp nạn khi đang du hành trên chiếc thuyền xa hoa vào dịp năm mới. Hồi hộp, căng thẳng cùng các khung hình ngoạn mục, The Poseidon Adventure đã đưa ra một tiêu chuẩn mới cho dòng phim thảm họa hiện đại.

Bảy năm sau, một tác phẩm ăn theo với tựa đề Beyond the Poseidon Adventure được phát hành, nhưng chìm nghỉm không chút dấu vết.

“The Towering Inferno” (1974)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất

Irwin Allen một lần nữa làm khuynh đảo các phòng vé với bộ phim về một ngọn lửa bùng cháy nhấn chìm một tòa nhà chọc trời tại San Francisco. Giữa đám cháy cuồng loạn, Steve McQueen và Paul Newman chiến đấu để giải cứu dàn diễn viên hạng A bao gồm Faye Dunaway, Fred Astaire và O.J. Simpson. Được đề cử tại 8 hạng mục, trong đó có Phim hay nhất tại giải Oscar, The Towering Inferno trở thành bộ phim thành công nhất của Allen.

Mặc dù không có một phiên bản làm lại chính thức nào, năm 2012, điện ảnh Hàn Quốc cho ra mắt The Tower bị phàn nàn là có quá nhiều điểm tương đồng với bom tấn kinh điển này.

“Earthquake” (1974)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất

Trong các bộ phim về thảm họa của thập niên 70, đây rõ ràng là bộ phim bi quan nhất. Nhưng những khung cảnh của sự hủy diệt không phải điều đáng nhớ nhất của bộ phim này, mà việc nam diễn viên Lorne Greene 59 tuổi vào vai cha của Ava Gardner đã 52 tuổi khiến người xem vô cùng phấn khích.

Nếu hiệu ứng hình ảnh là chưa đủ, Earthquake còn lần đầu tiên ứng dụng công nghệ Sensurround trong điện ảnh, cho phép những sóng âm thanh tần số thấp len lỏi qua mọi ngóc ngách của phòng chiếu.

“Airport 1975″ (1974)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất

Khi một vụ va chạm trên không trung đã giết chết cơ trưởng và để lại một lỗ hổng lớn trong buồn lái, việc đưa chiếc máy bay cỡ lớn với phi hành đoàn kỳ quặc tiếp đất an toàn phụ thuộc hoàn toàn vào tiếp viên gan dạ Karen Black. Bộ phim nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm giải trí hấp dẫn nhất.

Airport lúc đầu được sản xuất để lên sóng truyền hình, nhưng sau đó giám đốc sản xuất Jennings Lang nhận thấy rằng bộ phim đủ phẩm chất để có thể tung hoành ngoài rạp. Hai ngôi sao Charlton Heston và George Kennedy thực hiện bộ phim này đồng thời với Earthquake đã nói trên đây.

“Twister” (1996)

Phim thảm họa: từ hay nhất đến chán nhất

Kịch bản đồng sáng tác bởi Michael Crichton và vợ anh, Anne Marie Martin, bộ phim về một nhóm người săn bão công nghệ cao này đã đối đầu với một bộ phim thảm họa khác, Independence Day tại các rạp chiếu. Mặc dù các nhân vật chính được khắc họa hời hợt, Twister ghi điểm khi xây dựng một vòi rồng có tính khí thất thường  như con người. Cùng với việc sử dụng hiệu ứng CGI tối tân, một động cơ Boeing 707 cũng được sử dụng để mô tả chân thực nhất sức mạnh của những cơn gió. Một điều thú vị khác là tiếng kêu của lạc đà được dùng để thể hiện các cơn bão đang gầm thét.

Hải Anh
Theo Variety