Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ cúng dường Phật đản
Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ cúng dường Phật đản đã diễn ra tại khắp các vùng miền trên tổ quốc trong những ngày qua.
Tối 4/5, gần 20 chiếc xe hoa rực rỡ đã diễu hành qua các tuyến đường của thành phố Đà Lạt thu hút rất đông người dân và du khách. Toàn bộ những xe hoa diễu hành này đều được kết bằng hoa tươi.
Đây là những chiếc xe hoa do các tăng ni, phật tử của các ngôi chùa trên địa bàn thành phố chung tay thiết kế nhân dịp đại lễ Phật Đản 2012 (Phật lịch 2556).
Hơn 14g giờ chiều 4/5, tại chùa Linh Sơn, nhóm học viên trường Trung cấp Phật học Lâm Đồng đang chăm chút chỉnh sửa chiếc xe hoa mô phỏng hình dáng ngôi trường của mình. Chiếc xe này được cả nhóm tự tay thiết kế, tìm nguyên liệu, kết hoa.. từ cả một tuần trước. Hoa thì của phật tử tự tay cắt mang từ vườn nhà đến chùa.
Đêm diễu hành xe hoa tối 4/5 tại TPHCM là đêm của lễ hội rước Phật đản sanh thiêng liêng, lộng lẫy sắc cờ hoa, âm thanh và sự chuyển động linh diệu. Từ các nẻo đường của 24 quận huyện, 38 chiếc xe hoa thắm sắc cờ hoa, tôn trí tượng Bổn sư Đản sanh đã hòa vào dòng người để từ đây những dòng sắc màu lung linh chuyển động trong đêm huyền diệu…
Trong đó là niềm hân hoan chào đón một mùa lễ hội Tháng Tư trọng đại nhất đối với người con Phật trên hành tinh, có cả sự chờ đợi của 365 ngày, nét sống động rạng rỡ và niềm vui của những ánh mắt những người bạn đạo chạm vào nhau sao nói hết. Niềm hạnh phúc trong mùa kỷ niệm Khánh đản Đức Thích Ca Mâu Ni được nhân lên, đong đầy.
Chính vì thế, những nụ cười của các bạn trẻ như vỡ bừng trên gương mặt rạng rỡ, mỗi năm Phật tử trẻ lại mong chờ những ngày này để cùng thể hiện tấm lòng mình về ngày Khánh đản Đức Thế Tôn. Đêm diễu hành xe hoa là niềm vui được nối rộng ra với nhiều bạn bè, và mỗi người có những biểu hiện khác đối với hạnh phúc này.
Tối 3/5, tại lễ đài Phật đản TP.HCM (tổ đình Vĩnh Nghiêm), chương trình ca múa nhạc đặc biệt mừng Khánh đản đã diễn ra.
Phát biểu khai mạc đêm nhạc, TT.Thích Thiện Bảo đã nêu lên ý nghĩa thị hiện thiêng liêng của Đức Phật cách đây đúng 2.636 năm. Qua đó, Thượng tọa nhấn mạnh đến giá trị của lời ca tiếng hát thể hiện lòng thành của Tăng Ni, Phật tử thành phố, của giới văn nghệ sĩ hướng về ngày Đản sanh. Dịp này, Thượng tọa thay mặt Ban Tổ chức gởi lời cầu chúc đến chư Tăng Ni, Phật tử và khán giả tham dự trọn hưởng một mùa Đản sanh an lành.
Ngay sau đó, lần lượt các ca khúc: Tây Nguyên mừng Phật đản, Mừng Đản Sanh, Đêm Kinh hoa, Tiếng chuông Cam lộ, Tháng Tư mộng mơ, Hoài niệm Phật đản sanh, Truyền tin vui, Đêm Khánh đản, Mẹ Từ bi... lần lượt được các ca sĩ, nghệ sĩ: NSƯT Hồng Vân, NSƯT Ái Xuân, NSƯT Trần Mạnh Tuấn, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Phượng Loan, Mỹ Linh, Tùng Dương, Đông Đào, Thùy Dương, Thanh Ngọc, nghệ sĩ Trinh Trinh, Vũ Bảo, Hoài Phương, Thu Trang, DVDA Mai Phương, Đông Quân, Nhóm Mắt Ngọc biểu diễn đã được khán giả tán thưởng nồng nhiệt. Đặc biệt, NSND Hồng Vân và nghệ sĩ hài Anh Vũ đã xuất hiện trong vở hài kịch "Thị Mầu lên chùa" mang lại những tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm thúy đến khán giả.
Chương trình do Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo TP.HCM kết hợp tổ đình Vĩnh Nghiêm tổ chức với chủ đề "Ngàn hoa kính dâng Đức Phật" do nhạc sĩ Huy Tuấn, nhà báo Lan Dung làm đạo diễn.
Về phía Ban Hướng dẫn có huynh trưởng cấp Tấn Tâm Ngọc - Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Uỳ viên Ban Hướng dẫn T.Ư, Ủy viên Tu thư Ban Hướng dẫn GĐPT TT-Huế; huynh trưởng cấp Tấn Nguyên Bình - Nguyễn Văn Tải, Ủy viên Ban Hướng dẫn GĐPT TT- Huế, Trưởng ban Điều hành GĐPT huyện Phú Vang cùng các anh chị huynh trưởng trong toàn huyện.
Chiều 14 tháng Tư âm lịch (4/5/2012) Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2556 tại Huế đã cử hành lễ Rước Phật do HT.Thích Đức Phương, Trưởng Ban Trị sự chủ lễ
Lễ Rước Phật là một nghi lễ truyền thống văn hóa Phật giáo trong mùa Đại lễ Phật đản tại Huế được kế thừa liên tục từ những năm đầu thập niệm 30 của thế kỷ trước cho đến hôm nay. Về hình thức Ruớc Phật thì mỗi năm có mỗi sự thay đổi như: rước bằng xe hoa, có năm thì đi bộ và năm nay, lễ rước Phật được đi bằng thuyền hoa từ bến chùa Diệu Đế đến bến đò Du lịch số 5, sau đó rước bộ theo đường Điện Biên Phủ đến chùa Từ Đàm trong một không khí linh thiêng và tôn kính vô biên của người Phật tử đối với đức Bổn Sư.
Hòa thượng Thích Đức Phương cùng chư tôn đức đã cử hành Lễ Tắm Phật theo nghi lễ truyền thống của Phật giáo Huế từ bắt đầu 18 giờ và bắt đầu lễ rước Phật. Đoàn rước kiệu gồm 8 vị Tăng trẻ y hậu chỉnh tề gánh kiệu, hai bên có lọng tàng trang nghiêm. Hoa rãi nhạc lễ xướng mừng, khói trầm, hương trầm quyện mừng đón đức Bổn Sư giáng trần.
Đoàn thuyền Rước Phật gồm 52 chiếc thuyền hoa và chiếc thuyền Rước Phật từ từ rời bến chùa Diệu Đế đi qua các cầu Đông Ba, cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân sau đó cập bến số 5 Lê Lợi. Tại đây, chư tôn đức Tăng, Ni và các giới Phật tử đã trang y hậu, chỉn tềnghiêm đứng đợi để cung đón đức Phật, Đoàn Rước Phật đi bộ từ bến thuyền số 5 Lê Lợi theo đường Điện Biên Phủ có trang hoàng 7 giàn lồng đèn ngủ sắc đoàn rước Phật đi trong im lặng và câu nguyện thế giới hòa bình chúng sanh an lạc.
Lễ đài ở chùa Từ Đàm là nơi tôn trí kim thân đức Phật đản sanh đã trang nghiêm, hương xông, đèn tỏ, người đông và hoan hỷ cùng đứng chắp tay trang nghiêm thành kính hướng vọng về đức Từ Phụ; một sự im lặng có một sức mạnh vô biên nhiệm mầu, đón đoàn rước Phật về lễ đài chính, hành trình viên mãn và đầy tôn kính.