Ngắm bộ sưu tập đĩa uống trà xưa thú vị

(Dân trí) – Ngày 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế đã diễn ra triển lãm “Sưu tập đồ sứ thời Nguyễn”. 31 chiếc đĩa uống trà thời xưa với nhiều điển tích thú vị đem đến người xem một góc nhìn nhẹ nhàng về thú chơi tao nhã cha ông.

Triển lãm nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Mussé Khải Định, tiền thân Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hôm nay, và kỷ niệm 20 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, 10 năm Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của Nhân loại,. 31 chiếc đĩa trà được triển lãm lần này thuộc từ bộ sưu tập của ông Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực (cùng TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên).

Theo ông Nguyễn Phước Hải Trung, GĐ Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, nhà sưu tập Đoàn Phước Thuận là một võ sư Vovinam có tiếng ở Phú Yên. Từ nghiệp võ, anh tình cờ đi lạc sang thú chơi cổ ngoạn và trở thành một người sưu tầm đồ sứ thời Nguyễn khá nổi tiếng. Vừa sưu tầm, vừa học hỏi, anh đã tích cóp cho mình gần một ngàn món cổ vật gốm sứ các loại phong phú về số lượng, đặc sắc về kiểu dáng và đa dạng về hiệu đề.

Nhà sưu tập Đoàn Phước Thuận
Nhà sưu tập Đoàn Phước Thuận

Trong sưu tập của anh có đủ các dòng đồ sứ ký kiểu: ngự dụng, quan dụng và dân dụng, có dòng đồ Nội phủ - Khánh xuân thời Lê - Trịnh, có những chiếc tô đề thơ của chúa Nguyễn Phúc Chu, những chiếc dĩa trà đề thơ Nôm thời Tây Sơn. Riêng dòng đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn, Đoàn Phước Thuận có đủ các hiệu đề từ đời Gia Long đến đời Khải Định với các đề tài trang trí: tứ linh, hoa điểu, thảo mộc, phong cảnh nhân vật... Vào năm 2009, một phần của bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn của Đoàn Phước Thuận đã được đưa đi trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế.

Đoàn Phước Thuận cũng là một nhà sưu tập từng hai lần hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: một lần là bộ đồ trà hiệu đề “Nội phủ” (hiện đang được trưng bày trong bảo tàng); một lần khác là 04 sắc phong thời Nguyễn.

Khác với Đoàn Phước Thuận, Trần Đắc Lực là một Giám đốc doanh nghiệp. Là doanh nhân nhưng anh rất say mê sưu tầm cổ vật, nhất là những cổ vật thuộc dòng gốm Quảng Đức. Bộ sưu tập gốm Quảng Đức của Trần Đắc Lực đã được đưa đi trưng bày tại Festival Nghề truyền thống Huế năm 2009. Đặc biệt, Trần Đắc Lực là người rất say mê sưu tầm các bộ đồ trà và đồ uống rượu bằng gốm sứ. Trong sưu tập của anh có hơn 20 bộ đồ trà hoàn hảo.

Đĩa trà vẽ hoa mẫu đơn, chủ đề phụng mao tế mỹ, niên đại năm 1868, đồ sứ do Đặng Huy Trứ ký kiểu
Đĩa trà vẽ hoa mẫu đơn, chủ đề "phụng mao tế mỹ", niên đại năm 1868, đồ sứ do Đặng Huy Trứ ký kiểu

Trong số 31 chiếc dĩa sứ thuộc dòng men lam thời Nguyễn. Một số dĩa trà là đồ sứ ký kiểu có thể kể đến như “Dĩa trà vẽ hoa mẫu đơn” do Đặng Huy Trứ ký kiểu dưới thời Tự Đức vào năm 1868 (Đặng Huy Trứ đi sứ sang Trung Quốc rồi đặt những đĩa dùng cho nhà của ông, sau đĩa có ghi tên ông); “Dĩa trà vẽ cảnh núi Thúy Vân và tháp Điều Ngự ở Huế” ký kiểu dưới triều Tự Đức; “Dĩa trà vẽ Bồ đề đạt ma quy Tây” ký kiểu dưới triều Tự Đức; “Dĩa trà vẽ tích Sơn Tinh, Thủy Tinh” ký kiểu dưới triều Tự Đức... Bên cạnh đó là nhóm dĩa sứ do Trung Quốc sản xuất dùng tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 18 đến thế kỷ 19.

Theo ông Đoàn Phước Thuận cho biết, trong số 22 dĩa trà trên 31 dĩa trà của ông và ông Lực đem đi triển lãm lần này, nội dung trên các dĩa chủ yếu nói về các điển tích xưa. Điều thú vị là dĩa được trang trí theo kiểu một hoạt cảnh đi kèm một bài thơ minh họa.

Triển lãm sẽ diễn ra từ 18/9-18/10/2013 tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, số 3 đường Lê Trực, Thành phố Huế.

Đĩa trang trí tích Bồ Đề Đạt Ma quy Tây, TK 19, đồ sứ ký kiểu dưới thời vua Tự Đức

Đĩa trang trí tích "Bồ Đề Đạt Ma quy Tây", TK 19, đồ sứ ký kiểu dưới thời vua Tự Đức
Đĩa đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam, trang trí đề tài ngô đồng và trâu, cuối TK 18 - đầu TK 19

Đĩa đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam, trang trí đề tài "ngô đồng và trâu", cuối TK 18 - đầu TK 19
Đĩa đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam, trang trí đề tài ngô đồng và trâu, cuối TK 18 - đầu TK 19

Đĩa trang trí phong cảnh núi Thúy Vân - 1 trong 20 thắng cảnh đất Thần Kinh thời vua Thiệu Trị, Huế, TK 19. Trên đề thơ chữ Hán: "Vân thúy cao hiền ngọa/ Sơn phong tháp ảnh diêu" (dịch "Đỉnh non bóng tháp lung linh/ Cao hiền nằm khểnh mây canh trên đầu")
Đĩa đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam, trang trí đề tài ngô đồng và trâu, cuối TK 18 - đầu TK 19

Đĩa trang trí phong cảnh sơn thủy, nhân vật với cảnh người chèo thuyền chở thi nhân đến vùng non thủy hữu tình. Trên đĩa có đề câu thơ "Ngâm thành nhất phổ thiên sơn tịch/ Cô nhạn hoành giang lược tiểu chu (dịch "Thơ ngâm bến vắng non chồng chất/ Nhạn lẻ ngang sông níu lấy thuyền")
Đĩa với tích Bá Nha - Tử Kỳ

Đĩa với tích Bá Nha - Tử Kỳ
Đĩa đề tài ngựa trời và quả phật thủ

Đĩa đề tài "ngựa trời và quả phật thủ"
Đĩa Long hổ tranh hùng, TK 18, đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam

Đĩa "Long hổ tranh hùng", TK 18, đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam
Đĩa trang trí đề tài Ngô đồng và chim Phượng Hoàng, TK 18, đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam

Đĩa trang trí đề tài "Ngô đồng và chim Phượng Hoàng", TK 18, đồ sứ Trung Quốc dùng tại Việt Nam

 
Đại Dương