1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Kinh doanh cơ hội trở thành diễn viên

Không chỉ cung cấp diễn viên đóng phim, họ còn cung cấp người mẫu trình diễn, quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm... Để có “hàng”, những công ty này bắt buộc phải “đi săn”, trong giới quen gọi là “casting”. Đây là một công việc rất thú vị và cũng rất dễ... kiếm tiền.

Casting cho phim: Chưa được hưởng ứng

Theo đạo diễn Bá Vũ - GĐ Công ty Vietcast - chuyện làm casting diễn viên bắt đầu được biết đến ở VN vào khoảng cuối thập niên 80, khi các nhà làm phim Pháp sang tìm kiếm diễn viên cho bộ phim Đông Dương. Đến những năm cuối của thập niên 90, nhờ sự “vào cuộc” của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là khi các nhà làm phim Mỹ tìm kiếm diễn viên cho bộ phim Người Mỹ trầm lặng, chuyện casting mới trở nên quen thuộc.

Trong tiếng Anh, cast có nghĩa là sự phân vai, thế nhưng với các dịch vụ hiện nay casting chỉ dừng lại ở mức độ tìm kiếm và giới thiệu diễn viên cho quảng cáo. Chuyện casting diễn viên cho phim của chúng ta vẫn còn mang tính cá nhân. Nghĩa là phần lớn các đạo diễn chọn diễn viên theo tình cảm, theo mối quan hệ, theo sự gửi gắm... Dễ hiểu vì sao cô A, anh B diễn tệ thế mà vẫn được vào vai chính; dễ hiểu vì sao hễ cứ bộ phim nào do đạo diễn C làm thì chắc chắn sẽ có diễn viên Y, diễn viên Z..., dù chẳng hợp vai.

Năm 2003, khi Công ty Vietcast - chuyên casting và giới thiệu diễn viên cho phim, quảng cáo - của đạo diễn trẻ Bá Vũ ra đời, có không ít sự gièm pha lẫn lo ngại của nhiều người. Có đạo diễn cho rằng: giới thiệu diễn viên cho quảng cáo thì được, chứ giới thiệu cho phim thì là chuyện tầm phào, bởi các đạo diễn có thừa nguồn diễn viên để chọn lựa.

Hơn nữa, khi cầm kịch bản thì các đạo diễn đã biết vai nào hợp với ai, chỉ cần nhấc điện thoại thì có hàng tá người đến thử vai, nhờ qua dịch vụ làm chi cho tốn kém và phiền phức! Nhưng đạo diễn Bá Vũ cho biết: “Tôi đam mê công việc này từ  lâu lắm rồi nhưng phải đến khi tìm kiếm diễn viên quần chúng cho đoàn làm phim Người Mỹ trầm lặng, tôi mới có ý định mở công ty.

Lần đó, phía nhà làm phim Mỹ yêu cầu phải có 10 người tàn tật để thực hiện một cảnh quay bom nổ. Để có được 10 người đồng ý ra phim trường, tôi đã phải gặp và thuyết phục hơn 100 người trong ròng rã gần cả tháng trời...”.

Mấy năm trước Công ty Vietcast cung cấp được toàn bộ diễn viên cho bộ phim Dốc tình và mới đây là bộ phim Coi chừng lũ sói con của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Nhưng theo nhận định của nhiều người trong nghề, đây chưa phải là tín hiệu lạc quan cho dịch vụ này, bởi đạo diễn Lưu Trọng Ninh hoạt động ở miền Bắc, ít biết diễn viên trong Nam nên phải nhờ qua Vietcast.

Đầu tư ít, thu lợi nhiều

Ngoài Vietcast, hiện còn khá nhiều công ty khác có cùng chức năng như Công ty P. L của hai người mẫu Nguyên Phúc và Thanh Long, Công ty Visual.com của người mẫu Việt Hà, Công ty Tinh Hoa VN...  Nhiều công ty than thở họ phải tìm nguồn diễn viên rất khó khăn: phải đi “rình rập” ở các siêu thị sang trọng, những khu vui chơi, ngoài đường, trên báo chí... để tìm “hàng”.

Khi tìm được phải tốn rất nhiều thời gian để năn nỉ, thuyết phục “đối tượng” mới nhận lời. Thế nhưng thực ra, phần lớn nguồn “hàng” những công ty này có được đều là do “hàng” tự tìm đến, bởi các công ty này đều có đăng tìm kiếm người mẫu trên các báo, trang web của công ty. “Nếu bạn muốn đóng quảng cáo hoặc phim để trở nên nổi tiếng và thù lao hấp dẫn, hãy đăng ký ngay vào ngân hàng người mẫu của công ty chúng tôi.

Gương mặt bạn sẽ được chiêm ngưỡng bởi các nhà quảng cáo, đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu tại VN và các nước. Bạn không cần là siêu sao hay người nổi tiếng, bạn có thể là bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào: thiếu niên, sinh viên, doanh nhân, bà nội trợ, tài xế... đều có cơ hội...”. Đây là những dòng “thư ngỏ” trên trang web của Công ty Visual.com.

Như vậy, nói một cách nôm na, đây cũng giống như một hình thức giới thiệu việc làm. Được biết, với mỗi sản phẩm quảng cáo, thông thường người mẫu nhận được ít nhất là 300USD, tùy theo sự... hào phóng của doanh nghiệp có sản phẩm cần quảng cáo, tùy theo tên tuổi người mẫu và thời hạn hợp đồng. Có những hợp đồng trị giá đến 18.000USD.

Nhưng để nhận được một hợp đồng không phải chuyện dễ. Khi doanh nghiệp nào có nhu cầu làm quảng cáo, họ sẽ đưa đề án và khoán hẳn một số tiền cho công ty quảng cáo. Bấy giờ công ty quảng cáo sẽ đặt hàng người mẫu ở nhiều dịch vụ casting để “đấu thầu”. Dịch vụ nào giới thiệu được người mẫu đạt yêu cầu nhất nhưng mức giá thấp nhất sẽ được chọn. Vì mục đích “tranh đấu” để có hợp đồng, người ta có thể sử dụng cả những cách “không êm ái” với đồng nghiệp.

Mặc dù chuyện casting và cung cấp diễn viên, người mẫu hiện nay phát triển khá phổ biến, nhưng nhìn chung tất cả đều tự phát, chưa được sự quản lý của một cơ quan chức năng nào.

Theo Công An TPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm