1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Khôi phục lễ dựng nêu trong cung đình vua Nguyễn xưa

(Dân trí) – Sáng 7/2 (27 tháng chạp), lần đầu tiên sau nhiều năm, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho phục dựng lại lễ dựng nêu xưa kia của các vua Nguyễn trong cung cấm.

Lễ dựng nêu đã diễn ra với nhiều nghi thức cổ xưa rất độc đáo. Đoàn rước cây nêu bắt đầu đi từ cửa Hiển Nhơn sau khi có tiếng hô của vị quan trong đoàn cầm lỗ bộ: Kh..ơ..ở..i…, Tiểu nhạc…t…á…c…Đi đầu là 8 lính mặc áo đỏ, đội nón, cầm lỗ bộ. Theo sau là 10 lính mặc áo vàng, đội nón cầm cây nêu. Sau cây nêu là đội nhạc công tiểu nhạc gồm 9 người thổi kèn, đánh trống rộn ràng bài Phú lục địch. Tiếp theo là 1 lính mặc áo vàng, đội nón, bưng tráp cau, trầu rượu và phướn.

Đoàn rước nêu cung đình
Đoàn rước nêu cung đình

Nối tiếp đoàn rước nêu là 1 quan đội mũ cầm 1 lỗ bộ ghi 2 chữ Thướng Tiêu (thướng nêu). 4 lính áo đỏ đội nón cầm 4 cờ tứ phương cùng 4 lính áo đỏ đội nón cầm lồng đèn theo sau người quan này. Cuối cùng, chốt hậu đoàn rước sau cùng là 2 lính mặc áo vàng đội nón, cầm cờ cảnh, cờ tất.

Đoàn tiến thẳng vào Thế Miếu, nơi thờ các vị hoàng đế triều Nguyễn. Hương án, lễ phẩm đã bày đủ. Đội rước nêu đến điểm tập kết thì Nhã nhạc tắt. Quan cầm lỗ bộ xướng tiếp: Thướng tiêu…lễ, Đại nhạc…t…á…c…Lúc này Đại nhạc nổi lên với tiếng song tấu kèn trống vui tươi.

Dựng nêu
Dựng nêu

Các lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đến làm lễ tại hương án. Xong, quan xướng tiếp: Thướng…t…i…ê…u… Lúc này 10 lính vác nêu dựng nêu lên. Dựng xong, quan xướng: Khánh hạ…lễ, Đại nhạc…t…á…c…Lãnh đạo trung tâm làm lễ tạ, kết thúc. Xong, quan xướng câu cuối: Lễ…t..ấ…t.

Vào ngày xưa, cứ mỗi lúc vua dựng nêu trong cung cấm thì ngoài thành, người dân mới được dựng nêu. Việc cây nêu của vua dựng lên mang ý nghĩa báo hiệu cho mọi người biết một năm mới đã đến với những ngày nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái.

Quan cầm cờ đào trên lá nêu làm lễ
Quan cầm cờ đào trên lá nêu làm lễ

Lần đầu tiên tái hiện lại lễ dựng nêu của vua Nguyễn ở Huế xưa, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế nhằm mục đích tạo nên một sinh hoạt có tính điểm nhấn và tạo không khí vui tươi trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Lễ được tái hiện trên cơ sở chất liệu cung đình, từ đó xây dựng kịch bản có tính nghi thức với những bước khá đầy đủ về lễ dựng nêu trong chốn hoàng cung.

Ngoài Đại Nội Huế, các lăng vua Nguyễn cũng tổ chức lễ dựng nêu. Vào ngày mồng 7 tháng Giêng, nêu ở tại Thế Miếu sẽ được hạ xuống kèm với lễ tạ, mở ra một năm làm việc mới sẽ lại bắt đầu với xg niềm tin, hy vọng, thắng lợi mới.

Phải 10 người lính khiêng cây nêu rất dài và đẹp
Phải 10 người lính khiêng cây nêu rất dài và đẹp
Đoàn rước dài với quan, lính, đội nhạc
Đoàn rước dài với quan, lính, đội nhạc
Nêu được rước vào Thế Miếu
Nêu được rước vào Thế Miếu
Hương án đã sẵn sàng
Hương án đã sẵn sàng
Khoảnh khắc thiêng liêng
Khoảnh khắc thiêng liêng
Nghi thức thực hiện đúng theo lúc xưa
Nghi thức thực hiện đúng theo lúc xưa
Lạy tạ trời đất
Lạy tạ trời đất
Gắn các lễ vật đuổi tà ma vào ngọn cây nêu
Gắn các lễ vật đuổi tà ma vào ngọn cây nêu
Quan ra lệnh dựng nêu, đội nhạc tấu các ca khúc rộn rã
Quan ra lệnh dựng nêu, đội nhạc tấu các ca khúc rộn rã
Cây nêu được dựng đứng thẳng
Cây nêu được dựng đứng thẳng
Nêu cung đình tỏa bóng bên Hiển Lâm Các trong Thế Miếu - tòa nhà cao nhất cung vua Nguyễn lúc xưa
Nêu cung đình tỏa bóng bên Hiển Lâm Các trong Thế Miếu - tòa nhà cao nhất cung vua Nguyễn lúc xưa
Nêu cung đình tỏa bóng bên Hiển Lâm Các trong Thế Miếu - tòa nhà cao nhất cung vua Nguyễn lúc xưa
Nêu được dựng từ 27 đến mồng 7 tháng Giêng, báo hiệu những ngày Tết ăn chơi, nghỉ ngơi trong chốn cung đình cũng như ngoài dân chúng

Đại Dương