1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Khi đạo diễn kể chuyện ký ức tuổi trẻ bằng điện ảnh (phần 2)

(Dân trí) - Vua hài Châu Tinh Trì cũng góp mặt với bộ phim ghi đậm dấu ấn thời “thanh niên sôi nổi” của ông qua bộ phim Vua hài kịch sản. Châu Tinh Trì đi lên từ một diễn viên ham mê điện ảnh nhưng sự nghiệp trắc trở, phải sống bằng nghề bảo vệ và làm diễn viên quần chúng của một ngôi sao nổi tiếng là Đỗ Quyên Quyên.

Vua hài Châu Tinh Trì cũng góp mặt với bộ phim ghi đậm dấu ấn thời “thanh niên sôi nổi” của ông qua bộ phim Vua hài kịch sản (King of Comedy), sản xuất năm 1999. Có thể nói đây là tác phẩm điện ảnh mà Châu Tinh Trì đã gửi gắm và lưu lại dấu ấn về năm tháng lăn lộn với phim trường, cũng như hoạt động nghệ thuật để rồi lĩnh hội và đến với thành công của đời ông. Vua hài kịch vừa là bộ phim khái quát và tập trung những trải nghiệm về đời nghệ thuật của Tinh Trì.
 

Châu Tinh Trì của những năm tháng cặm cụi làm bảo vệ, diễn viên quần chúng trong Vua hài kịch

Châu Tinh Trì của những năm tháng cặm cụi làm bảo vệ, diễn viên quần chúng trong Vua hài kịch

 

Phim còn chính là tiếng nói từ đáy lòng, những tâm can của một diễn viên khoác trên mình tấm long bào, khoa trương nhưng vừa phải, giả tạo nhưng vẫn tự trào. Với Châu Tinh Trì thì dù làm bất cứ việc gì cũng cần phải sự nhiệt thành tình yêu và nỗ lực hết mình, khi đó mới nhận được sự đón nhận của khán giả.Như vậy thì cho dù ông có vào bất kỳ vai chính, vai phụ hay quần chúng, bất kể nhân vật A, B, C gì trong bộ phim Anh hùng xạ điêu phiên bản Huỳnh Nhật Hoa thì vẫn luôn nỗ lực nhập tâm, làm hết sức mình.Đó chính là cái tâm của người diễn viên, điều này không phải tự nhiên có được mà nhờ vài sự rèn luyện của người nghệ sĩ mà nên, đó chính là sự miệt mài, chuyên tâm của vua hài kịch Châu Tinh Trì. Đó cũng chính là thái độ của một kẻ thua cuộc bại trận khiến người hâm mộ thấu hiểu được con người ông. Tất cả những điều trên đã được Châu Tinh Trì thể hiện trong bộ phim của ông, đi lên từ một diễn viên ham mê điện ảnh nhưng sự nghiệp trắc trở, phải sống bằng nghề bảo vệ và làm diễn viên quần chúng của một ngôi sao nổi tiếng là Đỗ Quyên Quyên  (Mạc Văn Úy đóng). Chính niềm đam mê điện ảnh đã giúp Doãn Thiên Cừu (nhân vật con người Châu Tinh Trì và do chính ông thể hiện) đã nhận được sự đền đáp với những vai nam chính sau này.

 

Dĩ vãng tuổi thơ (Time to Live and the Time to Die) của đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền sản xuất năm 1986 cũng được coi là một tác phẩm điện ảnh lưu dấu ấn cuộc đời của đạo diễn - một nhà làm phim không thực sự có tên tuổi trong làng điện ảnh thế giới, vẫn luôn đau đáu trong mình nỗi nhớ quê nhà, đã đưa hình ảnh về ký ức một thời về nơi ông từng sinh ra.: Đài Loan và ký ức chính là hai nôi dung lớn trong Dĩ vãng tuổi thơ của Hầu Hiếu Hiền.

 

Cậu trai A Hiếu chính là hình ảnh đạo diễn Hầu Hiếu Hiền một thời

Cậu trai A Hiếu chính là hình ảnh đạo diễn Hầu Hiếu Hiền một thời

 

Con người ta thường sống và tiến lên phía trước, còn Hiếu Hiền lại chọn cách sống thanh thản, thầm lặng và không nguôi nhớ về quá khứ, hoài tưởng dĩ vãng xa xưa. Tháng ngày được đạo diễn Hầu đề cập trong phim là thời gian phát triển cực độ, gấp gáp của Đài Loan những năm 80. Đó là khúc hát da diết về một người ngoại thành sống trên đảo mà lòng hướng luôn hướng về đại lục, vừa thê lương,lạnh lẽo nhưng vẫn tràn đầy ấm ám. Phim là cái nhìn của một cậu bé về vòng sinh lão bệnh tử của thế hệ những con người sau khi rời bỏ quê hương tha phương cầu thực trên đảo Đài Loan. Chỉ vì một eo biển mà ngăn cách hai bờ khiến cho một số người chỉ còn biết sống bằng ký ức lục lại. Bộ phim cũng chính là những gửi gắm tình cảm, nỗi lòng của đạo diễn Hầu dành nói về “ký ức tuổi thơ đời tôi, đặc biệt là những ấn tượng sâu sắc của ông dành cho người cha của mình” (Lời nói mở đầu bộ phim). Nhân vật trong phim là cậu bé A Hiếu (Du An Thuận đóng), được coi là phiên bản đời thực của Hầu Hiếu Hiền. Bối cảnh phim được đặt ra vào cuối những năm 50, 60 của thế kỷ 19.

  

A Hiếu sinh ra ở huyện Mai, tỉnh Quảng Đông (chính xác là nơi đạo diễn Hầu sinh ra năm 1947) sau đó cùng gia đình di cư tới đảo Đài Loan để rồi không thể trở lại đại lục vì lý do chính trị. Để rồi trải bao biến cố thăng trầm trong cuộc đời, từ một cậu trai ngỗ ngược nổi loạn, phá phách, chống đối nhà cầm quyền như bao thanh niên cùng thời.A Hiếu cũng yêu và vì tình yêu quyết tâm thi đại học. Nhưng rồi dòng đời xô đẩy, A Hiếu quyết định nhập ngũ. Đây cũng đồng thời là cái kết của phim, cho người xem thấy toàn bộ năm tháng tuổi thơ đến thời trai trẻ của Hâu Hiếu Hiền. Phim không chỉ phản ánh tuổi thơ của đạo diễn Hầu, người xem còn có thể nhận thấy bóng dáng tuổi thơ, năm tháng dĩ vãng của nữ biên kịch Châu Thiên Văn, người gắn bó với Hầu Hiếu Hiện góp phần tạo dựng nên bộ phim, đồng thời mang về vô số các giải thưởng như: giải Kim Mã lần thứ 22 cho Phim chuyển thể xuất sắc, Nữ diễn viên phụ xuất sắc (Đường Như Uẩn), giải đặc biệt của hội đồng phê bình LHP Châu Á Thái Bình Dương 23 (1986) và LHP Quốc tế Tây Berlin lần thứ 36, giải Phim xuất sắc tại LHP Quốc tế Rotterdam lần thứ 16 tại Hà Lan năm 1987.

 

Tháng ngày rực rỡ ánh dương (In the Heart of the Sun) ra mắt khán giả năm 1995 của đạo diễn Khương Văn là một trong những bộ phim mang đời thực của đạo diễn qua phim. Khương Văn và nhà văn Vương Sóc vốn là những đạo diễn ngang tàn, mạnh mẽ và thô bạo. Trong con người họ luôn sẵn có những ưu thế và sự tự tin, luôn sẵn trong máu tính đắc thắng của những hậu duệ hoàng cung. Cả hai đều là con nhà lính, sinh trưởng trong những khu tập thể quân đội.

  

Năm tháng trai trẻ của Vương Sóc và Khương Văn giống như thời kỳ sinh sôi nảy nở mãnh liệt nhất của những con vật nhỏ bé, ngây thơ, thuần khiết dưới thời kỳ cách mạng văn hóa sục sôi. Họ đã tung hoành ngang dọc để rồi cuối đời sống trong cô độc. Ánh mặt trời rồi cũng tàn nhạt, những con người sôi nổi ngày nào giờ chỉ còn biết sống trong hoài niệm, những cõi lòng chất chứa vết thương đời, sống cô độc đã tìm đến với nhau và cùng chung tiếng nói. Khương Văn đã chuyển thể bộ phim trên từ tiểu thuyết của Vương Sóc, ông vẫn tôn trọng nguyên tác và không hề bỏ đi tính chất mạnh mẽ thô bạo của nhân vật trong truyện, đồng thời tô thêm sự bồng bột, ngây thơ của những gã trai trẻ.Đó chính là giai đoạn để họ, những thanh niên hừng hực khí thế thời đại trưởng thành nên người.

 

Trong phim, Khương Văn tập trung miêu tả về một nhóm những người trẻ sống trong khu tập thể quân đội trong thời kỳ Cải cách Văn hóa ở Bắc Kinh, những thanh niên cống hiến cả sức trẻ dưới ánh dương chói lọi của hồng kỳ vệ quốc. Họ đều còn trẻ, sớm có những rung động, nếm trải dư vị ngọt ngào trong tình cảm, tình dục, có khi khờ dại, lúc nếm mùi thất bại hay những lần mạo hiểm để rồi trưởng thành.

 

Thời trai trẻ của những Khương Văn và Vương Sóc từng sáng lạn thế này

Thời trai trẻ của những Khương Văn và Vương Sóc từng sáng lạn thế này
 
Nhân vật chính Mã Tiểu Quân (Hạ Vũ đóng) một anh chàng con nhà lính. Ngay từ nhỏ vì cha thường xa nhà nên không có người dạy dỗ nên Tiểu Quân thường dao du với một nhóm “anh chị”. Thú vui cua nhóm là thường xuyên trốn học, đánh lộn, hút thuốc, làm loạn ngoài phố… Đó chính là những tháng ngày “ánh dương rực rỡ” nhất đối với những đứa con của hồng vệ binh.
 
Bến đợi (2000) của đạo diễn Giả Chương Kha là bộ phim hiếm có về mức độ sục sôi, cao trào của thời kỳ của khẩu hiệu cũng như trong chuyện tình cảm lứa đôi. Bộ phim thực tế là tác phẩm mà Giả Chương Kha dành tặng cho bố của anh, đồng thời nội dung là những khắc họa, hồi ức về năm tháng tuổi trẻ của chính đạo diễn, những trải nghiệm trong đời của Chương Kha.
 

Đạo diễn Giả Chương Kha (ảnh nhỏ) và dấu ấn trong Bến đợi

Đạo diễn Giả Chương Kha (ảnh nhỏ) và dấu ấn trong Bến đợi

 

Vốn là một người đam mê và yêu thích ca hát, nhảy múa đã lồng những ký ức thời kỳ trai trẻ cuối những năm 70, 80 (năm 1979, năm Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa) để cho thấy đời sống văn nghệ ở những thị trấn, thị xã từ thỏa hiệp đến làm ngơ và phớt lờ hẳn. Thay vào đó là thử nghiệm những thể loại nghệ thuật mới, là những chuyến lưu diễn, nguyên nhân dẫn đến cuộc chia lìa của một đôi tình nhân mới chớm yêu.

 

Long Hy