Khi đạo diễn kể chuyện ký ức tuổi trẻ bằng điện ảnh

(Dân trí) - Trong những bộ phim của mình, không ít đạo diễn đã khéo léo lồng chuyện đời mình vào trong những đứa con tinh thần.Đặc biệt là những ký ức về thời trai trẻ, dấu ấn tuổi thơ đều thấp thoáng có bóng hình của chính đạo diễn trong đó.

Có lẽ tác phẩm điện ảnh đầu tiên trong đời làm đạo diễn của Én nhỏ Triệu Vy Gửi thời thanh xuân mà chúng ta sẽ trải qua (So Young) đã nói lên rõ nhất chủ đề trên.Liệu rặng đây là câu chuyện mà Triệu Vy đã ấp ủ bấy lâu nay? Tốt nghiệp Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, lăn lộn và trải nghiệm trong những bộ phim từ truyền hình đến điện ảnh, để rồi khi đã có tên tuổi cũng là lúc phải làm được một sản phẩm điện ảnh nói về chính con người mình, cuộc đời mình, về tháng năm tuổi trẻ đã cống hiến cho môn nghệ thuật thứ Bảy.

 

Triệu Vy và dấu ấn trong sản phẩm điện ảnh đầu tay Gửi thanh xuân

Triệu Vy và dấu ấn trong sản phẩm điện ảnh đầu tay Gửi thanh xuân

 

Vì lẽ đó, sau khi kết thúc khóa học Đạo diễn, ngôi sao của Hoa Mộc Lan đã bắt tay ngay vào thực hiện dự án điện ảnh của riêng mình, một bộ phim không chỉ mang dấu ấn cá nhân nhằm thỏa mãn thú vui đơn thuần của bản thân Triệu Vy, thành công thương mại mà bộ phim mang lại khiến ngay cả Én nhỏ cũng hết sức bất ngợ; giới chuyên môn đánh giá cao, dư luận là khán giả, bạn bè đều dành cho sản phẩm đầu tay của Triệu Vy những lời ngợi khen, những đánh giá tích cực. Gửi thời thanh xuân vốn được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên thập niên những năm 80 của nhà văn Tân Di Ổ, tuy nhiên đó cũng là một tác phẩm mang hơi thở thời đại mà Triệu Vy từng trải qua, do đó hẳn nhiên nó cũng có sự xuất hiện bóng dáng con người đạo diễn Triệu Vy.

 

Có thể thấy rõ trong cảnh quay liên hoan khiêu vũ cũng đồng thời là hoạt động mà Triệu Vy từng góp mặt và trải qua. Nội dung bộ phim hiển nhiên nói về đời sống của những thanh niên thế hệ 7x trong giai đoạn những năm 90. Hơi thở thời đại, diện mạo cuộc sống cũng như tất cả đạo cụ trong phim đều gợi nhớ đến những năm tháng tuổi trẻ của thế hệ Triệu Vy.Chính câu nói “Yêu một người cũng giống như yêu đất nước, yêu non sông gấm vóc nước mình” đã phản ánh tư tưởng và cách nghĩ của thanh niên thời đại đó.Khi nghe câu nói này, hẳn không ít người bỗng nhiên cảm thấy nghẹ ngào, ký ức như chợt ùa về thông qua câu nói trên.Điều này chỉ có thể bắt gặp ở những người thuộc thế hệ 7x mà thôi. Đó là những chi tiết trên phim, còn ngoài đời con người Triệu Vy sau khi tốt nghiệp ra trường, đi đóng phim và cuối cùng thực hiện bộ phim ghi đậm dấu ấn tháng năm tuổi trẻ. Và mặc dù phim không thể tránh được những khen chê nhưng cũng không thể khẳng định một điều phim thật sự thành công về danh tiếng và cả thương mại.Có lẽ từ nay về sau người hâm mộ chỉ nên gọi cô là đạo diễn Triệu thay vì nàng Tiểu Yến Tử.

 

Một bộ phim khác của nữ diễn viên, đạo diễn Tưởng Văn Lệ, ngôi sao của Bá Vương biệt cơ, Lập xuân... là tác phẩm điện ảnh Gặp nhau trên trời (trên tiếng Anh là Lan) ra mắt công chúng năm 2009. Bộ phim xuất hiện trước Gửi thời thanh xuân của Triệu Vy vài năm và cũng thuần tính cá nhân hóa hơn so với của Én nhỏ.Thế nhưng những gì mà bộ phim của một diễn viên trong vai trò đạo diễn lại khiến khán giả phải kinh ngạc và nể phục.

 

Hình ảnh cô bé Tiểu Lan cũng chính là bóng dáng Tưởng Văn Lệ ngày nào

Hình ảnh cô bé Tiểu Lan cũng chính là bóng dáng Tưởng Văn Lệ ngày nào

 

Nội dung phim thực chất là một câu chuyện khá đơn giản, nhưng cũng đủ khiến cho người xem nước mắt rơi lã chã và xúc động bồi hồi, thổn thức mãi không nguôi. Lan là bộ phim được viết nên bằng những câu chữ tự đáy lòng Tưởng Văn Lệ dành cho những người thân yêu nhất của cô, đồng thời nói lên những yêu ghét của cô bé Tưởng Văn Lệ, là những cung bậc cảm xúc, câu chuyện hết sức chân thật, gắn bó thiết thân và không thể nào quên của ngôi sao sinh năm 1960. Vùng quê Bạng Phụ (nay là thành phố), tỉnh Anh Huy nơi cô sinh ra và lớn lên khi đó cũng giống như biết bao hình ảnh những con phố, ngõ xóm thập niên 70 trên khắp đất nước Trung Quốc. Cảnh vật, con người vẫn lưu giữ được tình cảm ân tình, ấm áp cuối cùng trước khi tiến vào thời kỳ cải cách đổi mới sục sôi của toàn Trung Hoa.
 
Một câu chuyện giản dị về hai ông cháu cô bé Tiểu Lan sống cùng nhau khi bố mẹ em vì lý do chính trị bị điều đi lao động ở Tân Cương. Ông ngoại đã nuôi nấng và dạy dỗ cho cô bé Tiểu Lan tất cả những kinh nghiệm sống của đời mình, ngày ngày đưa em đến lớp học thể dục, tự tay ông khâu bộ trang phục thể dục cho cô cháu ngoại, làm mọi điều cho bé vui. Hình ảnh nhân vật hai ông cháu Tiểu Lan cũng chính là ông ngoại của Tưởng Văn Lệ, trong khi cô bé Tiểu Lan là bé Văn Lệ ngày nào. Nghĩa cử và tình cảm ấm áp, chân tình giữa ông và cháu, giữa những con người thế hệ Tưởng Văn Lệ đã được chính cô làm sống lại, để rồi khiến cho người xem đau đáu hoài niệm, sống mũi nghẹn cay. Đặc biệt khi hình ảnh cô bé Châu Húc vai Tiểu Lan cứ chập chờn trong suy nghĩ người xem. Và hẳn nhiên không quên thầm ơn cảm ơn nữ diễn viên, đạo diễn giàu lòng trắc ẩn, dạt dào cảm xúc và tài năng Tưởng Văn Lệ.
 
Còn tiếp
 
Long Vỹ