1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Hồng Ánh: Nếu không xứng đáng thì đừng trao giải

(Dân trí) - "Cần phải làm rõ điều này, nếu không tìm được gương mặt xứng đáng với giải thưởng thì đừng trao, chẳng thà không có giải chứ đừng trao giải cho người không xứng đáng", diễn viên Hồng Ánh chia sẻ.

Chị vừa khởi động dự án phim ngắn 98600 +... lần 2. So với lần 1 được tổ chức vào năm 2011, dự án lần 2 này có gì mới?

Ở lần thứ hai này, chúng tôi lựa chọn kịch bản và đầu tư tiền cho các bạn trẻ làm phim chứ không phải như lần thứ nhất. Lần đó có nhiều bạn phải đầu tư kinh phí cho bộ phim của mình, còn lần này chúng tôi đầu từ toàn bộ từ đóng góp kinh nghiệm lẫn tài chính cho 5 kịch bản tốt nhất được chọn. Khi các bạn tham gia, dù ở khâu nào, âm thanh, ánh sáng... đều có một số tiền hỗ trợ chứ không phải là... làm cho vui.

Hơn nữa, đối với việc phát hành thì chúng tôi không muốn chỉ là một buổi ra mắt và sau đó là đi trình chiếu ở các trường đại học như trước mà chúng tôi muốn các tác phẩm được “ra rạp” bán vé đàng hoàng. Nguồn thu từ bán vé chúng tôi sẽ dùng nó để tái tổ chức lần 3 và biến hoạt động này trở thành thường niên.

Hồng Ánh: Nếu không xứng đáng thì đừng trao giải

Để có thể chiếu ở rạp đòi hỏi chất lượng phải rất cao, liệu có là quá tự tin không khi đa phần các thí sinh tham gia dự án đều là những người nghiệp dư?

Như bạn đã thấy, những sự thay đổi trong quy chế của dự án đều nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng các bộ phim. Ngoài ra, các bạn thí sinh đều nhận được sự hướng dẫn từ các chuyên gia như đạo diễn Vinh Sơn sẽ hướng dẫn các bạn về công tác đạo diễn, dựng phim, anh Lê Hồng Lâm sẽ hướng dẫn các bạn về kịch bản... làm sao khi đưa ra sản xuất phim các bạn thí sinh chỉ cần quan tâm tới vấn đề đạo diễn còn ê-kíp sản xuất đã có chúng tôi hỗ trợ.

Tôi có tham gia buổi ra mắt các bộ phim trong Dự án phim ngắn 89600 + ... lần 1 của chị vào năm 2011. Phải nói rằng một vài trong số đó là những phim thực sự có chất lượng, đến nay thì cái thành công lớn nhất đến lúc này của các tác phẩm đó mang lại là gì?

Điều này hơi mang tính “xã hội” một chút. Hẳn bạn còn nhớ bộ phim tài liệu ngắn Xe ôm kể về cuộc đời của cô Nguyệt - một người phụ nữ 20 hành nghề xe ôm ở bến xe Miền Đông. Ở các bộ phim, giá trị tinh thần thường mang đến một cách vô hình thì ở bộ phim này, giá trị đó đã trở nên hữu hình. Bởi sau khi bộ phim công chiếu, người phụ nữ đó đã được các mạnh thường quân, được ban quản lý bến xe giúp đỡ để thôi chạy xe ôm và mở một quán nước ở trong bến xe. Như cô Nguyệt chia sẻ, “giấc mơ lớn nhất đời của cô đã được thực hiện thông qua dự án này”.

Hồng Ánh: Nếu không xứng đáng thì đừng trao giải
Hồng Ánh với các thành viên trong dự án phim ngắn của mình

Tôi muốn nói về một niềm đam mê cũng là thành công lớn nhất của chị trong điện ảnh, đó là những vai diễn. Chị hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa ở công tác diễn xuất, thậm chí là vươn ra nước ngoài hơn là lui vào hậu trường làm sản xuất?

Với nghề diễn, có rất nhiều cách để vươn ra xa, thậm chí là nước ngoài nhưng tôi vẫn muốn vươn ra thế giới bằng chính những tác phẩm đúng chất Việt Nam hơn. Bạn biết rồi đấy, với những diễn viên châu Á nếu không có bản sắc thì muôn đời chỉ là làm nền cho những diễn viên bản địa mà thôi. Hơn nữa khi một bộ phim nào đó cần một diễn viên châu Á, nếu bạn may mắn được họ để ý tới thì bạn cũng chỉ được nói thứ “ngôn ngữ điện ảnh” của họ chứ không phải của Việt Nam, cảm xúc và cái nhìn lệch lạc. Trong tình hình hiện tại, vị thế của điện ảnh Châu Á nói chung không riêng gì Việt Nam thực sự không được đánh giá cao trong cái nhìn của điện ảnh thế giới.

Hãy nói một chút về bộ phim Tâm hồn mẹ của chị, một phim vừa tham gia Liên hoan phim Pháp ngữ 2012, đó là bộ phim gây tranh cãi khi vai diễn người mẹ của chị từng bị một đạo diễn nổi tiếng chê rằng “đó là một bà mẹ không ra gì khi khoả thân trước mặt con cái?”

Đó là phim, trong phim thì có rất nhiều hành động mà nếu người ta ý thức được thì đó không còn là một bộ phim nữa. Tuy nhiên, thẳng thắn thừa nhận thì tôi thấy Tâm hồn mẹ là một bộ phim mà chị Giang (đạo diễn Nhuệ Giang) đã không vượt qua được chính mình. Còn vai diễn của tôi cũng không hẳn là xuất sắc nhưng dưới góc độ của một diễn viên chuyên nghiệp, tôi đã làm được điều mà đạo diễn và kịch bản yêu cầu chứ riêng tôi không thể kiểm soát được hết mọi thứ để làm nên thành công của một bộ phim.

Đúng là nếu ở đời thực, nếu là một người tỉnh táo thì ở ngoài nhìn vào tôi cũng không đồng ý với những hành động như vậy của người mẹ, nhưng bà ta đâu có cố ý? Bà ta trốn ra một góc nào đó và đứa con đi tìm và nhìn thấy bà trong tình trạng đó cơ mà? Vậy nên tôi nghĩ đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhận xét như vậy có lẽ anh ấy chỉ nhìn thấy đoạn cuối thôi, nghĩa là anh ấy chỉ nhìn thấy kết quả thôi chứ không nhìn thấy nguyên nhân. Giả sử nếu tôi tự nhiên đứng gào rú, lột đồ trước mặt con cái thì đúng là nên đáng trách, nhưng trong phim không như vậy...

Hồng Ánh: Nếu không xứng đáng thì đừng trao giải
Hồng Ánh trong phim Tâm hồn mẹ

Mọi người vẫn coi Hồng Ánh là “Nữ hoàng giải thưởng” của Việt Nam khi chị nhận được rất nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của mình. Chị có biết người ta từng đặt câu hỏi: "Tại sao cứ là Hồng Ánh" trong một bài báo chưa?

Đứng về mặt cá nhân tôi rất hãnh diện khi nhận được nhiều giải thưởng nhưng đứng về mặt nghề nghiệp thì tôi buồn bởi tôi hoàn toàn không muốn ngồi đó hoài. Điện ảnh luôn cần có nhân tố mới. Do vậy với tôi giải thưởng có thể trao cho Hạnh Sino hay Elly Trần dù có thể với bộ phim đó không thật sự xứng đáng nhưng nói chung cần thay đổi, cần một ai đó không phải là tôi nữa, ngần ấy năm không tìm được một gương mặt mới nào thì quả là đáng buồn. Tuy nhiên, cần phải làm rõ điều này, nếu không tìm được gương mặt xứng đáng với giải thưởng thì đừng trao, chẳng thà không có giải chứ đừng trao giải cho người không xứng đáng.

Tôi nhớ điện ảnh thế giới có một gương mặt thực sự đặc biệt là Meryl Streep, gần như năm nào cũng được đề cử giải thưởng, 17 ln vi gii Oscar và 22 ln vi Qu cu vàng...

Ôi, xin đng so sánh tôi vi Meryl Streep, cô y là mt tượng đài tht s và tài năng ca cô y không th giu vào đâu được. Đin nh và sân khu có mt điu đc bit là bn không th giu và che mt được bt kỳ ai. Bn có th đút lót, có th làm mi th đ được gii thưởng nhưng khi bn bước ra sân khu hay phim ca bn được trình chiếu, khán gi s biết được tài năng ca bn đến đâu và gii thưởng trao cho bn có thc s xng đáng hay không?

 Nếu vậy, chị đã theo dõi hai LHP gần đây nhất của Việt Nam là Cánh diều vàng và Bông sen vàng. Chị có nhận xét gì về những phản ánh rằng các giải thưởng được trao không thuyết phục?

Nói chung giải thưởng phản ảnh đúng hiện thực điện ảnh nước nhà trong giai đoạn này nhưng nói như thế không có nghĩa là nó phản ánh đầy đủ mà chỉ là góc nhìn của vài cá nhân. Năm nào cũng vậy, cứ có giải thưởng trao thì sẽ có dư luận đồng tình hay phản đối. Nói như vậy không có nghĩa là họ trao cho tôi thì tôi nói họ đúng hay ngược lại, nhưng bản thân những người làm nghề sẽ biết được rằng giải thưởng trao có đúng hay không?

Còn BTC, tôi nói thật là đôi khi giải họ trao còn phụ thuộc vào những lý do mà mình không thể hiểu được. Tôi đã từng ngồi vào vị trí BGK của Cánh diều vàng nên tôi hiểu nỗi khổ của họ. Việc trao giải thưởng có thể gây bức xúc cho những người làm chuyên môn nhưng bạn thử hỏi những người dân bình thường xem, thậm chí họ không biết Cánh diều vàng là cái gì, điều đó còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Hồng Ánh: Nếu không xứng đáng thì đừng trao giải

Nhưng với một giải thưởng nhận được sự đồng thuận lớn từ cả phía khán giả và các nhà chuyên môn, điều đó có nghĩa là nó thực sự có “sức sống”?

Dĩ nhiên, nếu giải thưởng công tâm thì nó mới thực sự có giá trị và nó mới thúc đấy được những đơn vị làm nghề. Chứ với tình trạng hiện tại, tôi nghĩ sẽ có một ngày một đơn vị tư nhân nào đó đứng ra tổ chức một giải thưởng riêng. Và điều tôi e ngại nhất chính là việc lúc đó Cánh diều vàng hay Bông sen vàng sẽ không nhận được sự quan tâm của bất kỳ đơn vị làm nghề nào nữa. Hoặc giả nếu có thì họ gửi phim đi với các lý do “ngoại giao” mà không đặt một sự kỳ vọng hay trông chờ nào, một sự hờ hững thực sự.

Tôi rất thích ý này của chị và điều đó đã dần trở thành sự thật rồi. Bằng chứng là trong LHP quốc gia ở Phú Yên năm 2011 có nhiều nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên... có phim tham gia (thậm chí có phim có giải) nhưng họ đã không đến.

Đúng vậy, một số đơn vị làm nghề gửi phim như là một cách ngoại giao, họ gửi phim bởi họ tham gia trong lĩnh vực này nên họ có trách nhiệm phải gửi phim đến một sự kiện điện ảnh của nước nhà. Cách họ gửi phim, cái cách họ tham gia LHP đã thể hiện thái độ không tôn trọng LHP. Tại sao họ không tôn trọng thì tôi nghĩ những người làm công tác tổ chức nên nhìn lại. Bản thân là người trong nghề, tôi rất không hài lòng với điều đó, nếu anh không tôn trọng thì tốt nhất anh đừng tham gia nữa.

Cảm ơn chị Hồng Ánh rất nhiều!

Phan Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm