1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

“Gala cười” sau 5 năm

Tối 8/1/2006 VTV3 sẽ phát sóng Lễ trao giải Gala cười. Đây cũng là chương trình tổng kết đánh giá lại chặng đường năm năm Gala cười trải qua. Đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã có cuộc trao đổi với chúng tôi về công việc này.

Lễ trao giải “Gala cười” năm nay có gì khác biệt so với năm ngoái không?

 

Sau hai năm làm tại Hà Nội, năm nay chúng tôi làm ở sân Lan Anh, TPHCM. So với mọi năm, đây cũng là chương trình trao giải, tổng kết, nhìn lại chặng đường trải qua kể từ khi phát sóng số đầu tiên vào năm 2000.

 

Năm nay có một giải bình chọn qua hệ thống 19001678, hai giải triển vọng, giải tôn vinh những nghệ sỹ hài có đóng góp với sân khấu hài và chương trình hài, giải cho ba tiết mục xuất sắc nhất cùng giải cho năm nghệ sỹ nhóm hài xuất sắc nhất.

 

Có lẽ chương trình đã lập kỷ lục về việc gây ra nhiều dư luận, người khen cũng lắm, người chê cũng nhiều. Anh nghĩ sao về vấn đề này?

 

Cái hài phải đồng điệu với cảm nhận, giống như một câu chuyện hài bạn kể. Đối tượng bạn kể cho họ nghe nếu thấy phù hợp họ sẽ cười, nếu không sẽ bị chê là nhạt nhẽo.

 

Chúng tôi muốn đề cập đến một chương trình giải trí, hài hước, lấy tiếng cười từ rất nhiều tầng lớp khán giả là một khó khăn và thách thức đối với người làm chương trình. Nhưng điều quan trọng hơn, diễn viên hài có một sân khấu để diễn viên có thể đem tới cho khán giả những giây phút giải trí. So với các chương trình khác, thể loại khác, chương trình này chỉ có một kênh. Chính vì thế được quan tâm nhiều, nhưng "soi" cũng lắm.

 

Có vẻ năm 2005, diễn viên phía phía Bắc khá im ắng trên “Gala cười”?

 

Có thể nói các nghệ sỹ hài phía Bắc không nhiều. Hơn nữa trong năm 2005, có nhiều chương trình truyền hình khác mời các diễn viên hài tham gia như Xuân Bắc và Thu Hương dẫn chương trình Đuổi Hình Bắt Chữ - truyền hình Hà Nội, Minh Vượng dẫn một chương trình nấu ăn, Quang Thắng cộng tác với Ở Nhà Chủ Nhật.

 

Họ đều là nghệ sỹ thuộc biên chế của một đoàn nghệ thuật của nhà nước. Họ phải giành thời gian chính cho đoàn. Sau đó họ san sẻ thời gian cho nhiều chương trình khác như quảng cáo, lồng tiếng, đóng phim. Thời gian để quy tụ, tập luyện tiểu phẩm cũng không nhiều. Ở TPHCM các nghệ sỹ chủ yếu là diễn viên tự do, không thuộc đoàn nào.

 

Kịch bản vẫn là vấn đề đau đầu của ekíp thực hiện chương trình?

 

Kịch bản văn học ở mọi thể loại phim truyện, phim truyền hình, sân khấu đều thiếu, chưa nói gì tới kịch bản hài.

 

Kịch bản hài là thể loại tương đối đặc biệt. Bên cạnh việc tạo ra tiếng cười còn truyền tải nội dung của thông điệp. Nếu thông điệp hấp dẫn nhưng không tạo ra tiếng cười thì không phải là tiêu chí đặt hàng của chúng tôi.

 

Khán giả ngày càng có nhiều thể loại giải trí. Hài kịch không phải là món ăn độc đáo như xưa nữa. Lực lượng chuyên viết hài kịch rất mỏng, vì nó là một thể loại khó viết. Thứ hai viết thế nào cho phù hợp truyền hình, đem được mọi tiếng cười đến mọi tầng lớp. Thứ ba kinh phí viết kịch bản cũng không nhiều.

 

“Gặp nhau cuối năm 2005” sẽ mang những nội dung gì?

 

Chương trình Gặp nhau cuối năm sẽ có chủ đề Táo quân diễn ra vào tối 30 Tết Âm lịch, và nằm trong một chương trình tổng hợp dài. Chúng tôi cũng đang cố gắng đề cập đến sự kiện nổi bật nhất diễn ra trong năm dưới góc độ hài hước.

 

Có điều gì mới mẻ về người dẫn chương trình không?

 

Sau một thời gian nghỉ sinh con, MC Thảo Vân đã trở lại với chương trình và bắt đầu ghi hình.

 


Theo An Ninh Thủ Đô