1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Gia Lai:

Độc đáo với “Lễ cúng cầu mưa” của bà con người Jrai

(Dân trí) - Vào tháng 3 (Âm lịch), là thời điểm mà lúa đã chất đầy kho, mùi men rượu gè đã nồng thì những bà con người Jrai khu vực huyện Phú Thiện (Gia Lai) lại dành thời gian để tổ chức “Lễ cúng cầu mưa”.

Về với làng Plei Rbai (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) vào những ngày tháng 3 (ÂL) là thời điểm mà cả làng đang rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng cầu mưa. Đặc biệt, năm 2018 này thì làng quyết định tổ chức vào dịp 30/4-1/5 dương lịch nên càng rộn ràng hơn những năm trước.

Già làng Ksor Net cho biết, trong truyền thuyết của người J’rai cũng nhắc đến các vị Pơtao Apui (Vua Lửa) đã dùng thanh gươm thần để cầu mưa khi sắp vào mùa vụ hoặc đang giữa chu kỳ canh tác mà gặp hạn hán mất mùa. Bên cạnh đó, trong tâm niệm của người J’rai, nếu làm phật lòng các vị thần thánh thì sẽ không ban tặng nước mưa, khiến bệnh tật xuất hiện, đói rét triền miên. Chính vì vậy, hàng năm người dân nơi đây vẫn duy trì tổ chức lễ cầu mưa với ước mong cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, cây cối xanh tươi, thóc lúa đầy bồ.

Độc đáo với “Lễ cúng cầu mưa” của bà con người Jrai ở xứ sở Vua Lửa

Được biết, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch công nhận cũng đã công nhận “Lễ cúng cầu mưa” của Yang Pơtao Apui (vua lửa) là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia theo quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 8//6/2015. Vậy nên nghi lễ ngày rất được chính quyền địa phương hỗ trợ nhằm lưu giữ, bảo tồn.

Ông Phạm Văn Phương - Bí thư Đảng ủy xã Ia Piar cho biết: “Với mong muốn bảo tồn những giá trị văn hóa của bà con đồng bào địa phương thì Đảng ủy, chính quyền xã, huyện luôn quan tâm hỗ trợ nhằm phục dựng lại những nghi thức như mừng lúa mới, lễ cúng cầu mưa…Hiện nay, chính quyền luôn tạo điều kiện cả về vật chất, tinh thần để đưa những nghi lễ này thành một giá trị văn hóa riêng và sắp tới sẽ phục vụ cho du lịch để quảng bá rộng về con người Jrai nơi đây.

Chùm ảnh về lễ hội cầu mưa của người Jrai ở huyện Phú Thiện (Gia Lai).

Để làm lễ cúng cầu mưa này thì mỗi người trong làng phải góp 1 ghè rượu và 3 lon gạo.
Để làm lễ cúng cầu mưa này thì mỗi người trong làng phải góp 1 ghè rượu và 3 lon gạo.
Những ghè rượu cần được cho nước lọc vào làm rượu bốc mùi men nồng nặc khiến những người dân xung quanh chưa uống đã say
Những ghè rượu cần được cho nước lọc vào làm rượu bốc mùi men nồng nặc khiến những người dân xung quanh chưa uống đã say
Ngoài ra để cho lễ cúng cầu mưa thì dân làng phải mổ heo, bò và gà để dâng lên cho các vị thần linh
Ngoài ra để cho lễ cúng cầu mưa thì dân làng phải mổ heo, bò và gà để dâng lên cho các vị thần linh
Những người được chọn đang chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi thức cúng cầu mưa
Những người được chọn đang chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi thức cúng cầu mưa
Lễ cúng cầu mưa được tổ chức đúng 12h trưa và thầy cúng phải do những đời trước chỉ định
Lễ cúng cầu mưa được tổ chức đúng 12h trưa và thầy cúng phải do những đời trước chỉ định
Thầy cúng Ksor Lol đang cầu xin thầy linh phù hộ cho buôn làng được mưa thuận gió hòa, không dịch bệnh, lúa thóc đầy bồ
Thầy cúng Ksor Lol đang cầu xin thầy linh phù hộ cho buôn làng được mưa thuận gió hòa, không dịch bệnh, lúa thóc đầy bồ
Sau khi cúng thì thầy cúng đi châm đầy tất cả bình rượu gè với mong muốn vụ này này sẽ trúng lớn
Sau khi cúng thì thầy cúng đi châm đầy tất cả bình rượu gè với mong muốn vụ này này sẽ trúng lớn
Sau khi cúng thì những trai làng cùng uống hết những ghè rượu
Sau khi cúng thì những trai làng cùng uống hết những ghè rượu
Lễ cúng cầu mưa còn là dịp để bà con ngồi lại với nhau chia sẻ chuyện buồn vui và những kinh nghiệm trong làm ăn, giúp nhau phát triển kinh tế
Lễ cúng cầu mưa còn là dịp để bà con ngồi lại với nhau chia sẻ chuyện buồn vui và những kinh nghiệm trong làm ăn, giúp nhau phát triển kinh tế

Phạm Hoàng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm