1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế

(Dân trí) - Hàng năm vào các ngày mồng 4 đến 16 Âm Lịch, người Huế thường cúng bổn mạng đầu năm. Mâm cỗ cúng thường là cau trầu, rượu, xôi chè... tùy theo kinh tế mỗi gia đình nhưng không thể thiếu tranh bổn mạng và đặc biệt là hoa làm từ cây tre.

Việc cúng tranh bổn mạng (tranh con trai, con gái, ông, bà, các súc vật) và hoa tre để thế mạng và cầu mong năm mới mọi người trong gia đình được bình an.

Năm nay, vào khoảng mồng 3 tết, người dân ở các huyện và các vùng phụ cận Huế đã đầu làm hoa tre để mang đi các chợ bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chị Nguyễn Thị Hạnh bán hoa tre ở chợ An Cựu (TP Huế) cho biết: “Từ mồng 4 âm lịch chị đã đi bán hoa tre, bán lai rai cho đến 16 âm lịch thì hết. Khách mua nhiều nhất là 2 ngày mồng 8, mồng 9. Mỗi cặp hoa giá 4 ngàn đồng. Hàng năm chị kiếm được 50 ngàn đồng mỗi ngày nhờ bán hoa tre”.

Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 1
Buôn bán hoa tre tại chợ An Cựu (TP Huế) ngày 8 tết Nhâm Thìn

“Có lẽ xuất phát từ ý nghĩa của hoa tre: Cây Tre là biểu tượng cho làng quê Việt, cho truyền thống dân tộc và cao hơn là tượng trưng cho sức sống dẻo dai, trường tồn và bất diệt của tinh thần đất nước. Hoa Tre là một loài hoa quý, mang ý nghĩa tinh tuý của trời đất, là kiệt tác của tạo hoá tự nhiên vì khi cây tre vươn tới 100 năm tuổi mới nở hoa. Do đó mà hoa tre không thể thiếu trong mâm cổ cúng bổn mạng đầu năm”, chị Hạnh cho biết thêm.

Cách làm hoa tre rất đơn giản, trước hết phải chọn tre còn tươi, sau đó cưa tre thành từng đoạn dài khoảng chừng 20 cm có đầu to bằng ngón tay cái. Tiếp đến dùng mác để vót tre. Mác càng sắc thì vót càng cong và sắc nét. Sau khi tre vót thành nhiều cọng sau cho phần đầu được tua ra thì dùng tay vo cho tre được tròn trịa hơn, phần dưới vót nhọn để dễ cắm. Hoa tre được nhuộm nhiều màu xanh, đỏ, vàng... nhưng chuộng nhất vẫn là màu đỏ vì đây là màu thường mang lại may mắn cho mọi người.

Dạo quanh các chợ Đông Ba, An Cựu (TP Huế) và các chợ quê như Sịa (huyện Quảng Điền) An Lỗ (huyện Phong Điền) đều thấy hoa tre được bày bán kèm ở các quầy hàng hoa quả và trái cây.

Mỗi loại hoa đều mang một giá trị văn hóa nghệ thuật riêng. Tuy nhiên, sự có mặt của hoa tre đã làm cho phiên chợ đầu năm có phần đẹp, thi vị hơn, và quan trọng là giữ lại hồn cổ truyền của dân tộc.

Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 2

Một o lớn tuổi đứng bán hoa tre giữa mưa tại chân cầu An Cựu
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 3

Nhiều màu hoa sặc sỡ không kém gì hoa thật
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 4

Nhưng màu đỏ được bán nhiều nhất. Hoa tre tuy đơn giản nhưng là thứ không thể thiếu đối với người Huế dịp Tết về.
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 5
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 6

Hoa được bán nhiều nhất tại các chợ
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 7

Chào bán đon đả
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 8

"Thuận mua vừa bán"
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 9

Nhiều người Huế vẫn mua hoa tre về cúng dù hiện tại đã có rất nhiều hoa giả thay thế
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 10

Hoa tre được bày bán tại các hàng hoa thật cùng với cau trầu
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 11

Một bao chứa hoa tre chừng trăm cây, nếu bán hết lời từ 50.000-70.000đ
 
Độc đáo hoa tre với lễ cúng bổn mạng đầu năm của người Huế  - 12
Hoa tre được cắm trên các trang, bàn thờ ngày đầu năm

             Ngọc Nghĩa - Đại Dương