1. Dòng sự kiện:
  2. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Phú Yên:

Dâng hương kỷ niệm 126 ngày mất danh nhân Lê Thành Phương

(Dân trí) - Trước kẻ thù, người anh hùng Lê Thành Phương đã khẳng khái với câu nói bất hủ:“Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục”nghĩa là “Thà chịu chết chứ không chịu nhục”. Cái chết của ông đánh dấu thời kỳ mở đầu, cũng là đỉnh cao của phong trào Cần Vương ở Phú Yên.

Ngày 9/3 (nhằm ngày 28 tháng Giêng âm lịch), UBND huyện Tuy An phối hợp Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch Phú Yên long trọng tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 126 năm ngày mất danh nhân Lê Thành Phương (1887- 2013) tại di tích cấp Quốc gia Đền thờ Lê Thành Phương (thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp), thu hút đông đảo người dân về dự lễ.

Dâng hương kỷ niệm 126 ngày mất danh nhân Lê Thành Phương
Hàng năm vào 28 tháng Giêng người dân địa phương và nhân dân trong tỉnh về Đền thờ danh nhân Lê Thành Phương dâng hương tưởng nhớ người anh hùng yêu nước

Danh nhân Lê Thành Phương, SN1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh, nay thuộc thôn Mỹ Phú 1, xã An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên). Ông được biết đến với cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do ông tổ chức và lãnh đạo kéo dài suốt 3 năm liền.  

Đây là biểu tượng sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân Phú Yên. Trước kẻ thù, những kẻ ham sống, sợ chết làm tay sai cho giặc, Lê Thành Phương đã khẳng khái với câu nói bất hủ: “Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục” nghĩa là “Thà chịu chết chứ không chịu nhục”.

Ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi (1887) Lê Thành Phương đã anh dũng hi sinh dưới lưỡi gươm của kẻ thù khi bước sang tuổi 62 tại bến đò Cây Dừa (xã An Dân, huyện Tuy An ngày nay). 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện, đại diện các ban ngành dâng hương
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện, đại diện các ban ngành dâng hương ôn lại sự nghiệp của ông

Cuộc khởi nghĩa do Lê Thành Phương lãnh đạo kéo dài trong 3 năm (1885-1887) đánh dấu thời kỳ mở đầu và cũng là đỉnh cao của phong trào Cần Vương ở Phú Yên. Từ đó, hàng năm đến ngày 28 tháng Giêng, nhân dân huyện Tuy An tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm vị anh hùng dân tộc.

Lễ hội Lê Thành Phương đã có ảnh hưởng sâu rộng đến tình cảm và nhận thức lịch sử, truyền thống đối với cán bộ, quần chúng nhân dân trong tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân trong việc giữ gìn, phát huy giá trị di tích lịch sử này.

Biểu diễn võ thuật thể hiện khí phách anh hùng của nghĩa quân khi ông là người tổ chức lãnh đạo
Biểu diễn võ thuật thể hiện khí phách anh hùng của nghĩa quân khi ông là người tổ chức lãnh đạo

Dịp này, trong hai ngày diễn ra lễ còn diễn ra nhiều hoạt văn hóa, nghệ thuật như: tổ chức Hội trại với sự tham gia hơn 800 trại sinh đến từ 16 xã, thị trấn và 2 trường học THCS Lê Thành Phương và THPT Lê Thành Phương trong huyện; các hoạt động khác như kéo co, bóng chuyền, đẩy gậy, chạy 3 chân, cờ tướng, hội bài chòi, ca nhạc, cải lương... thu hút hàng nghìn người xem.

                                                                   Nhạn Sơn-D.Công