1. Dòng sự kiện:
  2. Concert Dân trí 20 năm - "Rực rỡ ngày mới"

Có nhiều tiền - liệu phim VN có hấp dẫn?

(Dân trí) - Các nhà đạo diễn trong nước đều nói phim HQ thành công một phần quan trọng là nhờ nguồn kinh phí lớn. Vậy nếu có một khoản đầu tư tương tự, liệu chúng ta có làm được những bộ phim thu hút khán giả như của họ hay không?

Đạo diễn Khải Hưng, Giám đốc Trung tâm sản xuất phim Truyền hình: "Tiền nhiều chưa hẳn đã hay”

  

Phim HQ thu hút người xem vì có nhiều tiền. Những người làm phim HQ có sự tài trợ của các nhà bán ôtô, làm món ăn, mỹ phẩm... Họ bỏ nhiều tiền vào làm thì ắt phải hay hơn. Tôi còn biết họ đầu tư cho diễn viên từ khi còn bé tí. Phát hiện diễn viên tài năng trong tương lai, họ dạy học, dạy cách phục trang, dạy diễn xuất... Còn đối với phim VN, tôi khẳng định có đầu tư nhiều cũng chưa làm hay được.

 

Có nhiều tiền - liệu phim VN có hấp dẫn? - 1

Đạo diễn Khải Hưng

Điện ảnh, truyền hình HQ phát triển bởi vì họ có cả phong tục, thói quen, cả một nền văn hoá tiêu dùng. Nền kinh tế của họ phát triển, quá trình đầu tư và tiêu thụ dễ dàng. Trong khi đó, nền kinh tế của ta chậm phát triển, chúng ta chưa có thói quen sử dụng số tiền lớn, chưa có văn hoá tiêu tiền.

 

Điện ảnh, truyền hình thực chất là sản phẩm hàng hoá văn hoá, làm ra phải có người xem, người mua. Làm ra mà không thu được vốn, không lãi xuất thì ai dại mà đầu tư cả núi tiền vào đấy. Vấn đề đầu tư vào phim ảnh là quan trọng nhưng muốn thay đổi, muốn phim của mình hay phải có sự phát triển đồng bộ kể cả nền kinh tế, giáo dục, đào tạo và cả thói quen văn hoá...

 

Đạo diễn Phạm Thanh Phong:Vấn đề không phải là tiền

 

Có nhiều tiền - liệu phim VN có hấp dẫn? - 2

Đạo diễn Phạm Thanh Phong

Kinh phí chưa phải là cái quyết định. Vấn đề là anh có tài hay không? Anh có tài năng,  sự tâm huyết, tư duy rộng rãi, dám bộc lộ sự sáng tạo thì anh sẽ làm nên bộ phim thành công. Một bộ phim thành công còn đòi hỏi sự hoàn thiện đồng bộ từ khâu kịch bản, biên kịch, đạo diễn và diễn xuất của diễn viên. Chúng ta không nên đổ tội phim dở là do ít kinh phí. Tôi giả dụ, một người đứng giữa trời chụp ảnh, người có tài nâng máy lên chụp ra một bức ảnh thật đẹp. Người không có tài thì có đắp tiền tỉ, đứng 7 năm liền cũng không chụp được bức ảnh đẹp.

 

 Tuy nhiên tôi cũng không phủ nhận sự ảnh hưởng to lớn của vấn đề kinh phí. Nếu có kinh phí tôi sẽ quay cảnh chậm hơn, chọn lọc chi tiết và đầu tư nhiều hơn vào phục trang cho diễn viên. Nguồn thu nhập lớn cũng là động lực thúc đẩy hiệu quả công việc của êkíp làm phim...

 

Nhà biên kịch Lưu Nghiệp Quỳnh: “Tiền không phải là phép màu”

 

Phim mới: Dưới ánh mặt trời

(Phim Hàn Quốc)


Nhân Hạc và Nhân Cửu vốn là hai anh em. Do hoàn cảnh đưa đẩy, người anh sống với bố ,được lớn lên trong gia đình giàu  có còn người em sống với mẹ phải chịu cảnh túng bấn khổ cực. Tuy ở hai địa vị xã hội khác nhau nhưng trong chuyện tình cảm của họ lại có những điểm tương đồng. Cả hai đều bị ngăn cấm tình yêu với 2 cô gái không môn đăng hộ đối: Phong Cơ và Thục Băng. Trải qua nhiều sóng gió, cuối cùng họ cũng được sống hạnh phúc bên nhau...

Với sự tham gia của hai diễn viên nổi tiến: Kim Hyun Joo và Cha Jye Hun, bộ phim chắc chắn sẽ hấp dẫn người xem.

Phim được phát sóng vào các buổi tối thứ 7, chủ nhật, thứ hai trên kênh truyền hình Hà Nội, bắt đầu từ ngày 18/6.

Phim HQ hấp dẫn với số đông khán giả. Chúng ta chưa làm được những bộ phim như họ vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, khâu tiếp thị của chúng ta chưa tốt. Trước khi triển khai bộ phim, khâu tiếp thị phải đi trước, tìm hiểu công chúng đang cần những đề tài gì. Thứ hai, đầu tư cho phim còn ít nên chưa có được những cảnh quay như thật, có sức hấp dẫn. Thù lao cho diễn viên thấp khiến họ chưa thể toàn tâm toàn ý với bộ phim. Thứ ba, hiện nay khán giả Việt Nam có quá nhiều thứ để lựa chọn nên mình làm đuối sẽ không được đón nhận. Cuối cùng, khâu quảng cáo của chúng ta còn yếu.

 

Nếu quăng tiền ra rồi đòi hỏi làm hay ngay cũng không thể được. Tiền không phải là phép màu! Vẫn êkíp làm phim như đã có, không chuẩn bị gì, không có những tình huống gì mới thì có đầu tư mấy chục tỉ cũng lọt thỏm. Muốn thay đổi phải có thời gian. Bây giờ trả 150 triệu để đòi hỏi ngay một kịch bản haỵ, chưa chắc đã có. Đâu phải cứ vứt tiền vào là con người ta thay đổi được.

Có nhiều tiền - liệu phim VN có hấp dẫn? - 3

Nhà biên kịch Lưu Nghiệp Quỳnh

Anh trả cao hơn thì người ta dành nhiều thời gian hơn, trách nhiệm cao hơn, tiếp cận gần công chúng hơn. Ngay cả khi có kịch bản hay nhưng tư duy người đạo diễn vẫn như cũ thì không thể hay được và ngược lại. Phương tiện làm phim cũng phải được đầu tư cho bằng các nước khác. Diễn viên được đào tạo đến nơi đến chốn... Các khâu phải giải quyết dần dần, đồng bộ chứ không thể đốt cháy giai đoạn.

 

NSƯT, đạo diễn Vũ Châu: “Tiền ít làm hay... chỉ có thiên tài”

 

Tôi tạm gọi dòng phim truyền hình HQ là dòng phim tình cảm. Xem những bộ phim HQ ta biết ngay họ phải có một nền công nghiệp điện ảnh. Vì có tính công nghiệp nên các sản phẩm có tính ổn định cao, ít có chênh lệch lớn về chất lượng... Diễn viên của họ chuyên nghiệp và sống bằng nghề chứ không phải là diễn viên tự do như ở ta. Hầu như chúng ta không có những diễn viên biết võ thuật, lái xe, hát múa, đàn... như họ, vì chúng ta không có nền công nghiệp điện ảnh. Chúng ta cũng thiếu những người viết kịch bản dài tập, chuyên nghiệp, cho dù không hẳn thiếu những người viết có năng khiếu.

 

Có nhiều tiền - liệu phim VN có hấp dẫn? - 4

NSƯT, đạo diễn Vũ Châu

Chẳng hạn, ở hãng tôi có những lần tổ chức cho 3 - 4 người viết kịch bản cho một bộ phim nhưng do cách viết chưa chuyên nghiệp nên những người làm đạo diễn phải xử lí lại toàn bộ. Chúng ta hay viết theo chất nghệ sĩ, viết theo ý tứ riêng của mình, thành ra khi lắp ráp với nhau rất khó. Một số phim truyền hình được nhiều người xem thực ra là “ăn” ở tác phẩm văn học: Sóng ở đáy sông, Mảnh đất lắm người nhiều ma...

 

Điện ảnh hay phim truyền hình, trước tiên phải có tiền nhưng tiền không quyết định được phim hay. Ở đây, còn phải nói tới cái tài, cái tâm của người đạo diễn. Với kinh phí làm phim hạn hẹp, thỉnh thoảng chúng ta có thể thành công nhất định với những kịch bản đơn giản nhưng để trỏ thành những sản phẩm hàng hoá thì không thể ăn may như thế được. Phải có tiền mới làm được những bộ phim chững chạc. Còn ít tiền làm được phim hay thì đó là những thiên tài.

 


Nguyễn Hằng  - Mạnh Cường