1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế

(Dân trí) - Tập trung khai thác các yếu tố truyền thống tốt đẹp từ lễ Nam Giao xưa - biểu thị khát vọng mong cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, thể hiện ý tưởng gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên - lễ hội Nam Giao Festival Huế 2006 đã được phục dựng lại với quy mô hoành tráng và trang trọng nhất từ trước đến nay.

Lễ hội Nam Giao được bắt đầu bằng lễ xuất cung của đức vua (do NSƯT Thế Hiển thủ vai) từ Điện Thái Hoà hướng lên đàn Nam Giao. Đoàn Ngự đạo được chia làm ba phần: Tiền đạo với hai voi dẫn đầu, binh lính cầm cờ, nghi trượng, ba võ quan tam phẩm và một thống chế cưỡi ngựa; Trung đạo gồm một voi dẫn đầu, hơn 200 binh lính, bốn kiệu: kiệu ngự liễn của nhà vua, kiệu chở thống chế, kiệu chở phúc tỉnh long đỉnh và kiệu để ghế ngự, ba võ quan cưỡi ngựa, các đội nhã nhạc, đại nhạc và đội múa bát dật; đoàn Hậu đạo có gần 150 binh lính và văn võ bá quan, đội múa hoa đăng, kiệu đặt tượng đồng nhân và hai voi đi cuối (ảnh 1,2).

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 1

 (1)

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 2
 (2)

 

Đoàn Lễ rước qua cầu Trường Tiền, dọc theo phố Lê Lợi (ảnh 3,4), thoảng pha chút gặp gỡ của hai nền văn hoá Việt - Pháp, là sự giao thoa giữa nét cổ kính và hiện đại với những hình ảnh triển lãm sắp đặt trên không của nghệ sỹ người Pháp Rémy Polack (ảnh 5). 

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 3

 (3)

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 4
 (4) 

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 5
  (5)

 

Sự quan tâm của người dân với Lễ hội này không chỉ là những đám đông dọc đường, mà còn kéo dài đến tận Đàn Nam Giao và càng được thể hiện rõ bằng những hành động… ngộ nghĩnh (ảnh 6).

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 6
 (6) 

 

Tại Lễ Tế Giao, các nghi thức Lễ đã được diễn ra dưới triều Nguyễn được tái hiện lại một cách đầy đủ và cụ thể như: Vua làm Lễ rửa tay ở nhà đại Thứ, Vua lên đàn Trung làm lễ Thượng hương và nghinh thần (ảnh 7); Nghi thức tế tại đàn Thượng (8); Vua cử lễ dâng lụa và ngọc, lễ dâng cỗ mâm thịt tế - còn gọi là dâng cỗ tam sinh, hay tấn trở (ảnh 9), lễ dâng rượu lần đầu - sơ hiến, tuyên đọc chúc văn (ảnh 10), lễ dâng rượu lần cuối - chung hiến. Kết thúc là lễ đốt chúc văn và Vua đăng đàn (ảnh 11).

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 7
(7) 

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 8

(8) 

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 9

 (9)

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 10
  (10)

 

Chùm ảnh: Đại lễ Nam Giao ở cố đô Huế - 11

 (11)

 

Với quy mô hơn 500 người tham gia lễ rước, rộn ràng với voi, ngựa, cờ, kiệu… Lễ hội Nam Giao đã tái hiện vẻ đẹp uy nghi, hoành tráng của một đại lễ cung đình ở cố đô Huế, quảng diễn được vẻ đẹp văn hoá nghi lễ và trang phục truyền thống cung đình Huế xưa, đồng thời cũng giới thiệu được không gian diễn xướng của các loại hình Đại nhạc, Nhã nhạc, Múa hát cung đình… Đây cũng là một trong những yếu tố văn hoá truyền thống cần được bảo tồn và gìn giữ của dân tộc ta.

 

Đinh Hương - Việt Hưng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm