1. Dòng sự kiện:
  2. Thanh Thủy đăng quang Hoa hậu Quốc tế 2024
  3. Bê bối tình dục chấn động của "ông trùm" Diddy

AIDS trên phim trường...

(Dân trí) - Tờ báo đầu tiên mạnh dạn đề cập tới vấn đề AIDS chính là thời báo New York Times vào mùa hè năm 1981, nhưng các nhà làm phim Hollywood phải mất 5 năm sau mới dám đưa căn bệnh thế kỷ này lên màn ảnh.

Trong lịch sử điện ảnh, bộ phim tiên phong về đề tài này chính là Parting Glances của đạo diễn Bill Sherwood năm 1986. Bốn năm sau, vị đạo diễn này cũng chết vì AIDS mà chưa kịp hoàn thành một tác phẩm điện ảnh khác liên quan đến đề tài nhạy cảm này. Dù chỉ được sản xuất với chi phí khiêm tốn nhưng phim được đánh giá là một trong những phim có giá trị giải trí và làm về đề tài AIDS hay nhất từ trước tới nay.

 

Mạnh mẽ nhưng không kém phần dí dỏm, bộ phim đã phản ánh thế giới của những người đồng tính thông qua những chi tiết hài hước trong cuộc sống của một cặp đôi đồng tính sống tại New York. Đánh giá theo bề nổi, Parting Glances là một bộ phim giải trí đơn thuần nhưng nếu nhìn sâu hơn, có thể dễ dàng nhận ra sự đấu tranh tư tưởng giữa “chạy trốn” và “dũng cảm đối đầu” dư luận của những con người không may mắc phải căn bệnh thế kỷ.

 

AIDS trên phim trường... - 1
 

Nữ diễn viên Meryl Streep giành giải nữ diễn viên

chính xuất sắc nhất lễ trao giải Emmy lần thứ 56

(tháng 9/2004) với vai diễn trong "Angels in America".

 

Trong khi đó, Philadelphia năm 1993, với sự góp mặt của nam diễn viên Tom Hanks và Antonio Banderas, lại được đánh giá là tác phẩm điện ảnh làm về các bệnh nhân AIDS đạt doanh thu phòng vé cao nhất từ trước tới nay. Cũng trong năm này, bộ phim đã mang về cho Tom Hanks và Bruce Springsteen hai giải Oscar. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn còn e ngại khi trình chiếu những cảnh quá nhạy cảm trên phim, đặc biệt là những cảnh thân mật giữa hai nhân vật “gay” do Tom Hanks và Antonio Banderas thủ diễn.

 

Với đoạn  phim được tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn nhỏ các bệnh nhân bị nhiễm virus HIV, Absolutely Positive (1991) của đạo diễn Peter Adair trở thành tác phẩm điện ảnh xúc động nhất trong lịch sử các phim về AIDS. Nhờ thành công của Absolutely Positive, đạo diễn Peter Adair quyết tâm hợp tác với Epstein để thực hiện vở kịch The AIDS Show  xoay quanh đời sống của các nghệ sỹ bị nhiễm AIDS tại San Francisco. Sang năm 1996, đạo diễn tài ba Peter Adair cũng mất vì căn bệnh thế kỷ này.

 

AIDS trên phim trường... - 2
 

Tom Hanks vào vai bệnh nhân nhiễm

virus HIV trong phim "Philadelphia".

  

Ngoài ra, cũng phải nhắc tới tuyệt tác Angels in America (2003) với sự góp mặt của các sao như Meryl Streep và Emma Thompson của đạo diễn Mike Nichols đã phản ánh cuộc sống và sự khủng hoảng cao độ của những bệnh nhân AIDS giai đoạn đầu, trong đó có cả những nhân vật nghệ sỹ nổi tiếng.

 

Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là những quốc gia có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất thế giới và đang gia tăng với mức độ chóng mặt lại rất thờ ơ với căn bệnh này. Tính tới nay chỉ có đúng bộ phim được đề cử Oscar 2005 Yesterday do Nam Phi sản xuất đề cập tới vấn đề nhạy cảm này. Bộ phim đã phản ánh sự đau đớn và khốn cùng của người vợ khi bị chính người chồng nhiễm HIV của mình hành hạ cả về thể xác và tinh thần. Cũng giống như các phim hay nhất về AIDS, Yesterday chính là tiếng kêu thất thanh và cả sự bất lực của những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh thế kỷ.

 

Mi Vân

Theo MSN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm