Về nơi thờ tổ nghề da hàng trăm năm ở Hà Nội

(Dân trí) - Từ xa xưa ở Hà Nội đã có một nơi để thờ Tổ nghề da giày, đó là đình Phả Trúc Lâm. Dù không có quy mô rộng lớn, đồ sộ nhưng nơi đây lại lưu giữ được những giá trị nhân văn cao cả, thể hiện tinh thần luôn nhớ về nguồn cội, tổ tông.

Nằm nép mình trên phố Hàng Hành (Hà Nội) Đình Phả Trúc Lâm vốn là ngôi đình của làng Phong Lâm - một địa phương có nhiều thế hệ thợ da giầy nổi tiếng. Ban đầu ngôi đình được dựng bằng tre nứa đơn giản, sau đó được tu bổ và nâng cấp thêm vào đầu thế kỷ XX . Đình thờ Tổ nghề da giầy có một kiến trúc khiêm tốn, quy mô vừa phải. Trải qua năm tháng và ảnh hưởng của chiến tranh ngôi đình đã ít nhiều có sự thay đổi nhưng vẫn giữ được phong cách của kiến trúc truyền thống.

Hàng năm, cứ vào dịp giỗ tổ nghề tháng 2 và tháng 8 Âm lịch, các thế hệ thợ da giày ở Hà Nội và các tỉnh trên khắp cả nước đều tụ họp về làm lễ tế Tổ, gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp.

Đình Phả Trúc Lâm được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, ngôi đình có diện tích khá khiêm tốn song vẫn giữ được những nét văn hóa cổ từ xa xưa
Đình Phả Trúc Lâm được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX, ngôi đình có diện tích khá khiêm tốn song vẫn giữ được những nét văn hóa cổ từ xa xưa

Ông Vũ Văn Trầm (một thợ giầy cao niên của đất Thăng Long – Hà Nội) cho biết, nghề làm giày da ở Hà Nội ra đời cách đây khoảng 500 năm. Rất nhiều thợ giỏi từ khắp mọi nơi trên khắp cả nước tụ họp, lập phường gây dựng nghề da ở đất Thăng Long xưa, trong đó đông nhất phải kể đến là người Hải Dương. Đến giữa thế kỷ XX, dân làng Quỳnh Lôi và Ngõ Quỳnh quận Hai Bà Trưng, trở nên nổi tiếng với nghề thuộc da. Đình Phả Trúc Lập được các tiểu thương lập nên ngoài ý nghĩa tri ân, nhớ ơn các vị tổ nghề còn là nơi con cháu nghề da sum họp, cùng nhau trao đổi, đúc kết kinh nghiệp đưa nghề da ngày càng phát triển thịnh đạt.

Cũng theo ông Trầm, Đình Phả Trúc Lâm thờ các vị Tổ của nghề da giầy là Tiến sĩ Nguyễn Thời Trung và ba vị khác là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính và Nguyễn Sĩ Bân. Trong đó, ông Nguyễn Thời Trung chính là người đã cầm đầu đoàn sứ bộ nước ta qua Trung Quốc để hòa đàm.

Trên đường đi, đoàn sứ bộ có qua Hàng Châu, các ông đã chú ý đến nghề thuộc da, đóng giầy mà lúc đó ở nước ta, nghề này chưa phát triển và tinh xảo bằng họ. Hoàn thành công việc sứ bộ, Thời Trung cùng ba người bạn là ông Chánh, ông Chính và ông Bân quay lại Hàng Châu học nghề da giầy. Trải qua bao gian nan vất vả, các ông đã học thuộc nghề, nắm vững các bí quyết về thuộc da, đóng giày, khi về nước đã truyền nghề ở quê hương Trúc Lâm. Từ đó nghề thuộc da, đóng giày ngày càng phát triển thịnh đạt. Bốn ông đã được triều đình ban phong chức quan "Thượng y" ở Quốc Tử Giám. Sau này, khi các ông qua đời, làng nghề da giày đã tôn vinh và thờ cúng làm Tổ của nghề.

Đền Phả Trúc Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1995. Ngày nay, ngôi đình không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa quý, mà còn trở thành một địa điểm du lịch, tôn thêm nét đẹp cho văn hóa phố cổ Hà Nội.


Hàng năm cứ vào tháng 2 và tháng 8 ngày giỗ Tổ nghề, các thế họ gia dầy ở khắp mọi nơi lại cùng về đây tụ hội, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân

Hàng năm cứ vào tháng 2 và tháng 8 ngày giỗ Tổ nghề, các thế họ gia dầy ở khắp mọi nơi lại cùng về đây tụ hội, tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân

Các mâm lễ cúng Tổ thường không thể thiếu được lợn quay, hoa quả và xôi trắng
Các mâm lễ cúng Tổ thường không thể thiếu được lợn quay, hoa quả và xôi trắng

Khoảng 8h sáng, lễ cúng Tổ nghề sẽ được tiến hành. Ban đầu các bô lão, thâm niên trong nghề da giầy sẽ vào thắp hưởng cử hành nghi lễ.
Khoảng 8h sáng, lễ cúng Tổ nghề sẽ được tiến hành. Ban đầu các bô lão, thâm niên trong nghề da giầy sẽ vào thắp hưởng cử hành nghi lễ.

Không gian bên trong Đình Phả Trúc Lâm
Không gian bên trong Đình Phả Trúc Lâm

Những người thợ da giầy sẽ xếp hàng lần lượt để vào làm lễ cúng Tổ nghề
Những người thợ da giầy sẽ xếp hàng lần lượt để vào làm lễ cúng Tổ nghề

Đôi hia (giày) được đặt ở vị trí tôn nghiêm, trang trọng trong Đình thể hiện sự tôn kính, trân trọng của những người thợ đối với các bậc tiền nhân đã có công gây dựng làng nghề
Đôi hia (giày) được đặt ở vị trí tôn nghiêm, trang trọng trong Đình thể hiện sự tôn kính, trân trọng của những người thợ đối với các bậc tiền nhân đã có công gây dựng làng nghề

Sau khi làm lễ xong, các vị bô lão ngồi chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm làm giầy cho những người thợ trẻ
Sau khi làm lễ xong, các vị bô lão ngồi chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm làm giầy cho những người thợ trẻ

Hà Trang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm