Thăm làng nghề làm hủ tiếu ở Cần Thơ trên báo nước ngoài

(Dân trí) - Bài viết giới thiệu làng nghề truyền thống làm hủ tiếu ở Cái Răng, Cần Thơ của nhiếp ảnh gia Việt Nguyễn Vũ Phước vừa được trang Bored Panda đăng tải trọn vẹn. Qua đó, người xem phần nào hiểu được quy trình làm nên món ăn đậm chất vùng sông nước Tây Đô.

Theo chân du khách nước ngoài khám phá chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ

 

Nếu có cơ hội tới thăm Cần Thơ, sẽ rất hối tiếc nếu du khách bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm tuyệt vời ở những làng nghề truyền thống như làng bánh tráng Thuận Hưng, làng đan lưới Thơm Rơm, làng hoa Thới Nhựt, làng đan lọp Thới Long. Sau khi dạo quanh chợ nổi Cái Răng, du khách nên ghé qua làng nghề truyền thống làm hủ tiếu.

Một cơ sở sản xuất làm hủ tiếu ở quận Cái Răng, Cần Thơ
Một cơ sở sản xuất làm hủ tiếu ở quận Cái Răng, Cần Thơ

Ở quận Cái Răng, hiện nay xuất hiện nhiều hộ gia đình làm hủ tiếu truyền thống. Trong số đó, đáng chú ý nhất là gia đình Sáu Hoài và Chín Cửu ở khu vực cầu Cái Răng. Ngoài việc phục vụ sản xuất hàng ngày, các cơ sở này sẵn lòng chào đón những vị khách trong nước và quốc tế tới thăm, chứng kiến quy trình sản xuất của họ.

Người thợ đổ bột gạo lên khuôn
Người thợ đổ bột gạo lên khuôn

Trên khuôn viên rộng chừng 300m2, các cơ sở sản xuất được thiết kế với mái che, khuôn gian vườn thoáng đãng để phơi hủ tiếu dưới ánh sáng tự nhiên. Với những trang thiết bị lâu đời, thợ thủ công ở đây vẫn xử lý các công đoạn bằng tay, duy trì nét độc đáo của làng nghề truyền thống để cho ra đời sợi hủ tiếu mềm, dai và giữ được vị ngọt thanh tao.

Bột được tráng mỏng đều tay
Bột được tráng mỏng đều tay
Thăm làng nghề làm hủ tiếu ở Cần Thơ trên báo nước ngoài - 4

Nhằm tăng tính cạnh tranh mà vẫn giữ nguyên “thương hiệu”, mỗi hộ gia đình sở hữu bí quyết gia truyền riêng, tạo nên sự độc đáo cho sản phẩm của mình. Miền đất Tây Đô từ lâu lưu truyền câu ca: “Cần Thơ gạo trắng nước trong” nên nguyên liệu gạo sử dụng phải đảm bảo độ trắng, trong. Sau đó, gạo được đãi, ngâm kỹ, xay mịn, cho vào lu nước quấy thành tinh bột. Người thợ dùng thứ bột gạo này tráng thành từng lớp mỏng trên bề mặt khuôn. Khâu này rất quan trọng đòi hỏi sự khéo léo sao cho tấm bánh dày mỏng đều nhau. Sau đó, người thợ đậy nắp khuôn để bánh chín nhờ hơi nước.


Tấm bánh sau khi hấp chín được đặt trên nan tre

Tấm bánh sau khi hấp chín được đặt trên nan tre

Công việc thường thực hiện từ 3 giờ đêm tới 11 giờ sáng. Thời gian buổi chiều là lúc thợ nghỉ ngơi. Bởi vậy, muốn tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất, du khách nên tới thăm cơ sở vào buổi sáng sớm.

Mang bánh đi phơi
Mang bánh đi phơi
Bánh hủ tiếu phơi dưới ánh nắng tự nhiên
Bánh hủ tiếu phơi dưới ánh nắng tự nhiên

Sau công đoạn tráng, bánh hủ tiếu được mang đi phơi trong vài giờ. Đây là công đoạn rất quan trọng cần sự khéo léo, nhịp nhàng của người thợ. Tấm bánh được xếp trên nan tre, đảm bảo bề mặt láng mịn, không có đốm nổi trên bề mặt. Những người thợ lành nghề làm từng giai đoạn theo thời gian chính xác mà không cần đồng hồ.

Cán bánh thành sợi
Cán bánh thành sợi

Sau khi phơi dưới ánh nắng mặt trời chừng 3-4 tiếng, từng tấm bánh được cắt bằng máy thành những sợi hủ tiếu mỏng, dài, nom rất ngon mắt. Tùy theo sở thích khách hàng, hủ tiếu có hai loại: một loại màu trắng sữa đặc trưng của bột gạo, còn loại kia màu vàng do pha với bột nghệ tự nhiên.

Thăm làng nghề làm hủ tiếu ở Cần Thơ trên báo nước ngoài - 9

Khi thưởng thức bát hủ tiếu nóng hổi – đặc sản vùng đất miền Tây sông nước, thực khách đừng quên sự khó nhọc của những người thợ miệt mài làm việc chăm chỉ để có được sợi hủ tiêu thơm ngon.

Việt Hà

Nguồn video: Youtube