Rợn tóc gáy khi tới trại nuôi đỉa ở Nga

(Dân trí) - Đỉa, sinh vật chuyên hút máu người, được nuôi trong các bình thủy tinh có thể khiến người tham quan rợn sống lưng. Mỗi năm, tại một trang trại của Nga cung cấp ra thị trường hơn 3 triệu con đỉa với tác dụng chữa bệnh.

Trang trại nuôi đỉa lớn nhất ở Nga.
Trang trại nuôi đỉa lớn nhất ở Nga.

Trung tâm nghiên cứu đỉa quốc tế được thành lập từ những năm 1937 tại Udelnaya, khu vực nằm ở phía đông nam của thủ đô Moscow, Nga. Nơi đây được ví như trang trại đỉa lớn nhất ở Nga, nằm trên diện tích hơn 2500m2. Được biết, mỗi năm trung tâm cung cấp hơn 3 triệu con đỉa cho các cơ sở y tế.

Trang trại nuôi đỉa lớn nhất ở Nga.
Mỗi con đỉa ở trang trại được bán với giá 100 rúp (khoảng 3 USD). Để trị liệu, bệnh nhân cần 1-10 con tùy theo bệnh tình.
 Các bình nuôi đỉa thay nước 2 tuần 1 lần.
 Các bình nuôi đỉa thay nước 2 tuần 1 lần.

Đỉa được coi là sinh vật đáng sợ với con người, thường sống trong những khu vực đầm lầy. Tuy nhiên, các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy, loài sinh vật ngành giun đốt này có khả năng chữa bệnh vô sinh và cao huyết áp nhờ việc hút máu người và tiết nước dãi. Hiện tại, số quốc gia có trung tâm chữa bệnh nhờ đỉa chưa nhiều. Ở Nga, sử dụng đỉa điều trị trong y học đã xuất hiện từ khá lâu.
 Cận cảnh những sinh vật hút máu người có khả năng chữa bệnh.
 Cận cảnh những sinh vật hút máu người có khả năng chữa bệnh.

Tại trang trại nuôi đỉa, chúng được nuôi trong những bình thủy tinh dung tích 3-5 lít. Cứ 2 tuần, các bình nuôi đỉa được thay nước một lần. Đỉa mẹ được nuôi trong môi trường riêng giống hệt môi trường tự nhiên. Sau khi đẻ trứng, người ta tách riêng đỉa mẹ và đỉa con. Đỉa con nuôi chừng 1 năm là có thể "xuất chuồng".

Chữa bệnh bằng đỉa.
Chữa bệnh bằng đỉa.

Dù các bác sỹ đánh gia chữa bệnh bằng đỉa là phương pháp độc đáo, tuy nhiên, nó chưa phổ biến ở nhiều quốc gia. Năm 2004, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cấp chứng chỉ chữa bệnh cho phương pháp này.

Việt Hà
Theo HQ