Quỷ Cốc Tử: Phượt - Những mảnh ghép tình yêu trong tôi

Ngô Trần Hải An là một phóng viên ảnh, nhưng anh nổi tiếng trong giới phượt với biệt danh Quỷ Cốc Tử. “Quỷ” mô tả mình là một người “thích mở lối riêng, không quá theo chuẩn mực”.

Tôi đến với phượt hết sức tình cờ, từ một chuyến đi ngẫu hứng với những người bạn chưa từng quen biết. Người này tham gia lại rủ thêm người bạn khác để rồi 8 đứa chúng tôi có một hành trình dài ngẫu hứng mà đầy thú vị.

Quan trọng hơn cả là chuyến đi ấy như mối "lương duyên" thổi bùng lên niềm đam mê để tôi in dấu chân đến mọi miền đất nước. Giờ đây khi nhìn lại, chặng đường 13 năm đã qua như khúc phim đong đầy xúc cảm lại chầm chậm tràn về.

Nhớ lại chuyến đi đầu tiên năm 2001, bắt đầu từ Hội An băng qua Vĩ tuyến 17 đến Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến, rồi lại vượt qua những cung đường hiểm trở lên bạt ngàn xanh núi rừng Tây Bắc hùng vỹ. Chuyến đi ban đầu đầu đầy "ngô ngê" như thế đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, để tôi bắt đầu những hành trình có chuẩn bị kỹ lưỡng, có kế hoạch cụ thể hơn.

Những ấn tượng về Tây Bắc quá choáng ngợp làm tôi muốn chọn đây là nơi bắt đầu cho nhiệt huyết tuổi trẻ. Song càng tìm hiểu, tôi thấy mình còn thiếu quá nhiều kỹ năng để khám phá vùng đất này. Vì thế, tôi chọn thực hiện những chuyến đi ngắn ngày với khoảng cách gần hơn.

Quỷ Cốc Tử: Phượt - Những mảnh ghép tình yêu trong tôi

“Khi chinh phục được những địa điểm như thế này, lấy smartphone có 3G đăng facebook ngay lập tức là tuyệt nhất, mà mình đã có kinh nghiệm về mạng di động có 3G ngon nhất rồi…”, Quỷ Cốc Tử.

Tích lũy kiến thức, thu xếp thời gian, gom góp tiền bạc, chia sẻ đam mê cùng những người bạn. Hành trình cứ tiếp nối, 7 năm trôi qua tôi in dấu chân ở khắp bản làng đồng bào Tây nguyên, các làng quê thanh bình ở nam bộ, những bãi biển xanh biếc quyến rũ chạy dọc miền Trung. Và rồi một ngày linh tính mách bảo tôi biết đã đến lúc Tây Bắc đợi những bước chân của mình.

Đèo Pha Đin như sợi chỉ mảnh vắt mình giữa màu đỏ quạch của núi rừng hùng vĩ, đèo Khau Phạ quyến rũ với những nấc thang vàng từ thung sâu vươn lên tận trời cao. Ô Quy Hồ - Cung đường đèo hùng vĩ bậc nhất Việt Nam, với biển mây mênh mông trắng xóa chập chùng chạy dài mãi, những tia nắng sớm óng ả xuyên qua làn mây rọi khắp bản làng nhỏ xinh dưới tận thung sâu.

Đèo Mã Pí Lèng; sâu bên dưới khe vực Tu Sản hun hút là dòng Nho Quê xanh biếc uốn lượn, ngước đầu nhìn là vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây. Rồi những địa danh "huyền thoại" Háng Tề Chơ, Y Tý, Du Già, Mậu Duệ, Bản Giốc, Hữu Nghị Quan, Trà Cổ, Yên Tử thôi thúc bước chân tôi in dấu.

Tôi lục lọi khắp các diễn đàn phượt và có một thông tin thú vị là dân yêu thú lang thang ai cũng mơ ước chinh phục được 4 cực 1 đỉnh của tổ quốc. Mục tiêu và ước mơ đã được định hình.

Tháng 10/2009, tôi chinh phục Fansipan – Nóc nhà Đông Dương và cực bắc Lũng Cú. Một mình giữa đất trời thiêng liêng, tôi đứng lặng im để cho cảm xúc ào ạt đổ về. Những câu chuyện huyền sử con Lạc cháu Hồng, con rồng cháu tiên, những bài học lịch sử ngàn năm giữ nước trở về trong tâm thức.

2/2010, tôi chinh phục Cực tây Mốc 0 A Pa Chải - ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Thật khó diễn tả được cảm xúc. Bao nhiêu mệt mỏi đều bay hết. Mốc 0 vững chãi giữa trời xanh. Nước non này đã nghìn năm gìn giữ, mỗi mảnh đất này bao xương tan máu đổ để phút giây này tôi được đứng nơi đây với dạt dào lòng tự hào dân tộc.

6/2010, tôi đặt chân tại điểm cực Đông. Trải qua bao nhiêu là chuyến đi từ Nam chí Bắc, chưa có chuyến nào để lại nhiều cảm xúc đến như vậy. Một chuyến đi mà chúng tôi được dạy quá nhiều bài học ý nghĩa từ những người dân quê chất phác, thật thà.

Cuộc đời thật sự là những chuyến đi, cho ta thấy mình lớn dần từ hiểu biết còn quá nông cạn và cảm nhận thật sâu sắc một điều: Tình người luôn ấm áp.

10/2010, tôi bâng khuâng giữa biển trời cực nam. Khó có ngôn từ nào tả xiết cảnh trời mây cực nam ngày hôm đó, nơi tôi đứng trời hơi tối và âm u, nhưng ngoài biển thì trong xanh ngăn ngắt. Mây cuồn cuộn khắp bầu trời. Đứng trên doi đất nhỏ nhìn ra xa biển lớn mênh mông, đây đất quê hương kia biển trời Tổ quốc, lại một lần nữa cảm giác miên man hạnh phúc ùa về.

Rồi cứ tiếp nối những điểm đến tưởng chừng như chưa từng tồn tại. Tôi lại có may mắn chạm đến: Mốc 42 cao thứ 2 trên tuyến biên giới Việt Trung, mốc 79 cao nhất toàn đông dương, điểm cực bắc thật sự dưới lòng sông nho qué. Rồi những biển đảo tuyệt đẹp: cù lao mái nhà, cù lao thu, Thổ Chu, Nam Du, Hải Tặc…

Tôi không nhớ xiết mình đã đi bao nhiêu chuyến nhưng, chuyến đi "kinh hoàng" nhất mà tôi trải qua là cùng Nguyên vượt qua cung đường hoang vu, lầy lội nối Bảo Lạc – Thông Nông rồi lên Pác Pó – Cao Bằng trong một ngày gió mưa vần vũ, xe kẹt cứng trong sình lầy, đẩy cũng không được.

Tay chân rã rời, mọi ý chí nghị lực như tiêu tan hết, tôi chỉ muốn dừng lại rồi phó mặc cho số phận. May thay, những người bạn Mông đã giúp tôi, chính tình người ấm áp đã tiếp cho chúng tôi có thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua chặng đường hãi hùng ấy.

Phải nói là trên những chặng đường khám phá ấy, khi đến các khu vực biên giới xa xôi trập trùng gian nan, hay hải đảo vời vợi bốn bề sóng dữ, để rồi khi chinh phục thành công, là lòng sung sướng tự hào dân tộc dâng tràn trong mỗi trái tim.

Ở thời khắc đó tôi chỉ muốn ngay lập tức chia sẻ cảm xúc tột cùng này đến người thân bạn bè ở nhà nhưng đôi khi tiu ngỉu vì điện thoại mất sóng, hoặc không thể kết nối 3G.

Quỷ Cốc Tử: Phượt - Những mảnh ghép tình yêu trong tôi
Trên những cung đường vắng vẻ, heo hút và ngoằn nghèo của vùng núi cao, chiếc smartphone với sóng di động và 3G khoẻ là một vật dụng không thể thiếu để mỗi khi dừng lại có thể chụp ảnh và chia sẻ với bạn bè.

Với kinh nghiệm hơn 13 năm lăn lộn khắp các nẻo đường Việt Nam, thì việc mang theo điện thoại di động là cần thiết. Vật dụng nhỏ bé này có tác dụng không kém gì hộp dụng cụ y tế. Mạng Viettel là ưu tiên hàng đầu của kẻ mê thú lang thang khám phá như tôi. Bản thân tôi đã thử nghiệm ở những lần chinh phục Mốc 42 cao thứ 2 Việt Nam hơn 2.800 m, mốc 79 gần 3.000m, sóng điện thoại Vietel hết.

Vietel có trạm phát sóng ở tất cả các khu vực biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa. Đây là nhà mạng duy nhất phủ sóng dọc đường tuần tra biên giới, nên anh em thoải mái đi khám phá các cung đường khó. Chắc ăn hơn thì mọi người nên đem theo Dcom 3G để share ảnh cho thoải mái.

Nguyễn Hà (ghi)