GS Ngô Đức Thịnh:

Quan niệm vụ lợi của xã hội xâm nhập nặng vào đời sống tín ngưỡng

“Ngày xưa, người ta đến cung tiến, dù ít, dù nhiều thì bao giờ cũng để rất trân trọng vào đĩa rồi dâng nhà chùa, nhà đền, nhưng hiện nay, việc dâng tiền công đức, giọt dầu được thực hiện rất thiếu văn hóa”, GS. Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Trao đổi với PV Báo Lao Động xung quanh vấn đề về quan niệm tín ngưỡng trong đời sống xã hội hiện nay GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa VN, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng VN cho biết.

Quan niệm vụ lợi của xã hội xâm nhập nặng vào đời sống tín ngưỡng
Quan niệm vụ lợi của xã hội xâm nhập nặng vào đời sống tín ngưỡng

Người ta giắt vào tay tượng phật, ném vào hậu cung, quăng bất cứ nơi nào có bát hương, rải cả ở đường đi - như ở một đoạn cáp treo ở chùa Hương. Điều này chỉ có thể giải thích bằng sự thiếu hiểu biết về văn hóa tâm linh. Cái gốc của sự lộn xộn hiện nay, tạo nên sự rối loạn của hành vi tín ngưỡng - đó là sự thậm nhập nặng của quan niệm vụ lợi của xã hội hiện nay vào đời sống tín ngưỡng. Bên cạnh đó có cả sự thiếu hụt nhận thức về tín ngưỡng và lễ hội. Tình trạng vụ lợi này có ở cả người đi lễ và cả các tổ chức tôn giáo tín ngưỡng.

´ Ông giải thích thế nào về tâm lý của người đi lễ phải đưa “tận tay” thần linh thì mới có cảm giác yên tâm?

- Các cụ ngày xưa đã nói quý nhất là tấm lòng chứ không phải vật phẩm, cỗ bàn, tiền nong, “của cho không bằng cách cho”. Bên cạnh đó, còn có một khía cạnh thực tế - là không ít nhà đền, nhà chùa có nhiều nguồn thu, nên có vẻ không coi trọng tiền giọt dầu (tiền cung tiến lẻ) như ngày xưa, vì nếu coi trọng thì người ta phải hướng dẫn cho người hành lễ hiểu và làm đúng.

´ Vậy, theo ông, chúng ta cần phải làm thế nào để xóa bỏ được những hình ảnh người đi lễ đặt tiền lẻ (tiền giọt dầu) phản cảm như hiện nay?

- Tín ngưỡng là một kho tri thức của nhân loại, phải học mới biết được. Khoảng 6 thập niên chúng ta bị đứt đoạn về truyền thống tín ngưỡng, nên hiện nay phần lớn chúng ta thực hành tín ngưỡng theo cách không có tri thức và với một tâm thế có lẫn cả tham, sân, si - điều hết sức tránh với những người đến cửa chùa; đi lễ với suy nghĩ rất lạ - là phải có nhiều tiền, nhiều đồ mã thì phật, thánh mới “chứng” cho; đôi khi đi lễ mà chẳng biết lễ ai, cứ thấy bát hương là lao đến khấn, vái.

Có nơi, nhà chùa giải thích là không cần nhiều tiền, cần nhất là tấm lòng thành và tùy vào hoàn cảnh của mình mà ứng xử, nhưng không nghe...

Vì thế, muốn thay đổi được tình hình thì đòi hỏi từ cả hai phía: Những người đi chùa và nhà đền, nhà chùa phải cùng thay đổi suy nghĩ, hành động có văn hóa. Đặc biệt, chỉ khi nào chủ thể văn hóa (nhà đền, nhà chùa) có ý thức thì mới chấn chỉnh được. Trung tâm của tôi có CLB đạo mẫu, chỉ có các thanh đồng mới thuyết phục được các con nhang, đệ tử trong việc đốt đồ mã sao cho vừa đúng với truyền thống tín ngưỡng, vừa tránh được tình trạng “đồng đua”, “đồng đú”.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Trương Hoàng

Lao Động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm