Phong tục cúng tháng cô hồn ở Việt Nam và thế giới

Tháng cô hồn không chỉ có ở Việt Nam, Trung Quốc mà nhiều nơi trên thế giới cũng có phong tục này.

giat-co-hon-viet-nam
Hình ảnh "giật cô hồn" trong tháng cô hồn ở Việt Nam. Ảnh: Yan.vn

1. Lễ cúng cô hồn ở Việt Nam

Hàng năm, đến tháng 7 âm lich, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng. Thời gian cúng tùy thuộc vào từng gia đình, vùng miền chứ không ấn định ngày cụ thể.

Người dân Việt Nam cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Tại Việt Nam, lễ cúng cô hồn thường được diễn ra vào buổi chiều tối. TĐồ cúng cô hồn luôn phải có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã kèm theo là các món ăn... Đặc biệt, cháo loãng (cháo hoa) không thể thiếu trong trong mâm cúng cô hồn.

Buổi cúng cô hồn kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nhiều địa phương, sau khi cúng xong, người dân thường cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn.

2. Lễ rước ma ở Đài Loan

thang-co-hon-dai-loan
Hình ảnh lễ rước ma ở Đài Loan trong tháng cô hồn. Ảnh: Ecns.cn

Tại Đài Loan, lễ cúng cô hồn được diễn ra vào chủ yếu vào ngày rằm (15/7) với ba phần khác nhau: mời các vong hồn, cúng tế cho họ ăn vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

Trong ngày cúng cô hồn, các gia đình sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng trên chùa hoặc thực hiện ngay trước sân nhà mình.

Gia đình có điều kiện có thể mời các vị sư về nhà làm lễ cầu siêu cho vong linh tổ tiên nhà mình và các linh hồn không nơi nương tựa khác.

Trong dịp này, người dân Đài Loan cũng tổ nhiều lễ hội khác như lễ hội rước ma, thả đèn hoa đăng với quy mô lớn.

3. Cúng cô hồn tại Hồng Kông

thang-co-hon-hong-kong
Cúng cô hồn ở Hồng Kông. Ảnh: Ecns.cn

Có khoảng 1,2 triệu người dân ở Hồng Kông có nguồn gốc từ Triều Châu (Quảng Đông, Trung Quốc). Chính vì vậy, lễ cúng cô hồn ở đây được tổ chức theo phong tục của người Trung Quốc.

Bên cạnh đó, người dân Hồng Kông có cách cúng cô hồn riêng; kéo dài cả tháng 7 âm lịch. Cúng cô hồn đã được tổ chức trong hơn 100 năm, được coi như một di sản văn hóa của nơi này.

Cụ thể, trong suốt tháng 7, người dân sẽ tập trung ở nhiều nơi như công viên, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và cô hồn. Họ đốt hương, vàng mã và phân phát gạo miễn phí hay biểu diễn nhạc kịch... phục vụ hồn ma.

4. Singapore

thang-co-hon-singapore
Hình ảnh người Singapore đốt vị thần bảo trợ trong tháng cô hồn.

Mặc dù là một đất nước giàu có, hiện đại nhưng niềm tin siêu nhiên vẫn là một phần của người dân nơi đây. Đặc biệt, trong tháng cô hồn, niềm tin đó dường như càng cao hơn.

Tại đây, người dân đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội và nhìn vào đó như để đoán vận của tương lai của mình.

5. Malaysia

thang-co-hon-malaysia
Hình ảnh đốt hình nộm trong tháng cô hồn ở Malaysia.

Đất nước này cũng có tục lệ cúng cô hồn vào tháng 7 như người Việt. Thời gian này là dịp để người dân cúng tế các vong hồn không có người thân chăm sóc.

Người Malaysia cũng tin rằng những vong hồn này thường dễ làm điều ác trong 30 ngày địa ngục mở cửa.

6. Nhật Bản với lễ hội Obon

thang-co-hon-nhat-ban
Lễ hội Obon của người Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, tháng cô hồn được tổ chức với lễ hội Obon (nghĩa là treo ngược lên), mang ý nghĩa người chết sẽ được thoát khỏi cảnh khổ cực nơi âm phủ.

Đây là dịp để con cháu nhớ đến tổ tiên, thực hiện các công việc như cúng tế, hương khói, tảo mộ… với mong muốn người thân được siêu thoát, được an lạc dưới suối vàng.

Đặc biệt, đồ cúng của người Nhật Bản trong lễ cô hồn này sẽ được thay đổi theo từng ngày từ ngày 13, 14, 15 và ngày 16.

Theo Báo Giao thông

 

Phong tục cúng tháng cô hồn ở Việt Nam và thế giới - 7