Phố du lịch Đà Nẵng nhộn nhịp trong đêm khai trươngDân trí Thứ sáu, 29/04/2022 - 15:39 (Dân trí) - Tối ngày 28/4, Đà Nẵng chính thức khai trương Phố du lịch An Thượng. Sự kiện thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến tham dự.Chương trình khai trương Phố du lịch An Thượng khai thuộc chuỗi các hoạt động chào đón mùa du lịch 2022 trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và nhằm quảng bá đến du khách về hình ảnh thân thiện, nồng nhiệt của ngành du lịch thành phố.Phố du lịch An Thượng gồm các tuyến đường: Ngô Thì Sĩ (dài 850 m), Võ Nguyên Giáp (dài 170 m), Hoàng Kế Viêm (dài 850 m), Trần Bạch Đằng, An Thượng 2 (quận Ngũ Hành Sơn). Dự án được TP Đà Nẵng đầu tư cải tạo từ tháng 11/2021 với mức kinh phí lên tới 36,5 tỷ đồng.Tại buổi lễ cũng diễn ra các hoạt động: Ra mắt Tổ Tự quản về trật tự xã hội và văn minh thương mại Phố du lịch An Thượng; ra mắt Đội Thanh niên tình nguyện hướng dẫn, hỗ trợ du lịch An Thượng; chương trình trống hội Lễ khai trương Phố du lịch An Thượng; trao tặng các vật phẩm lưu niệm Phố du lịch An Thượng.Sau lễ khai trương, chương trình vũ hội đường phố do UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp cùng Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng tổ chức thu hút người xem.Anh Vũ Ngọc Hưng - du khách đến từ Quảng Ngãi thấy thích thú với tuyến phố du lịch này khi đây là lần thứ 3 anh trở lại Đà Nẵng. "Sau thời gian dài do dịch Covid-19, tôi mới trở lại Đà Nẵng. Tôi thấy thành phố rất khác so với lúc trước. Như tuyến phố du lịch này là một điểm vui chơi mới khi đến đây", anh Hưng cho biết thêm.Trong dịp lễ 30/4 và 1/5, TP Đà Nẵng cũng tổ chức thêm một số hoạt động nhằm kích cầu ngành du lịch như: Lễ hội thể thao biển, Trình diễn dù lượn, Vũ điệu thể thao… chào đón một năm du lịch 2022 khởi sắc.Văn Trực
Đọc nhiều trong Du lịchKhách Tây trải nghiệm tàu siêu sang TPHCM - Hà Nội giá 200 triệu đồng/người Hất nước sôi giữa trời lạnh đu theo trào lưu, cô gái bị bỏng nhập viện Chiên thịt bằng chảo mỡ hơn 100 năm không thay mới, nhà hàng đắt khách Hải Vân Quan hồi sinh sau "bắt tay lịch sử" giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế Khách Tây sang Việt Nam học cày ruộng, trồng rau để về nước lên núi sống