Những tàn tích cổ đại “đánh đố” nhân loại

(Dân trí) - Nhiều hiện vật và di tích được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới đã khiến không ít các nhà khoa học phải đặt ra câu hỏi rằng liệu sự hiểu biết của con người về nền văn minh thời tiền sử có chính xác hay không.

Kim tự tháp Bosnia lâu đời nhất thế giới: 25 nghìn năm tuổi

Hai nhà khảo cổ học người Italia là Tiến sĩ Ricarrdo Brett và Niccolo Bisconti, đã tìm thấy một mảnh vật liệu hữu cơ trên kim tự tháp này vào năm 2012. Bằng phương pháp đồng vị phóng xạ, các nhà khoa học đã xác định được niên đại của mảnh vật liệu đó và tuổi của kim tháp là 25 nghìn năm, trước khi những nền văn minh được cho là đầu tiên của thế giới – nền văn minh của người Sumer và Babylon – ra đời. Khi Kim tự tháp Bosnia được phát hiện đầu tiên vào năm 2005, các nhà nghiên cứu chỉ có thể xác định được độ tuổi của lớp đất trên bề mặt kim tự tháp, đó là khoảng 12 nghìn năm tuổi. Trước khi kim tự tháp này được tìm ra dưới lớp đất cát và các thảm thực vật, trong nhiều năm, người ta nghĩ rằng đó chỉ là một ngọn đồi và đặt tên nó là Visoko.

Những tàn tích cổ đại “đánh đố” nhân loại

Hiện vẫn còn có nhiều nhà khoa học hoài nghi sự thật về kim tự tháp này. Nhà địa chất học ở Đại học Boston Robert Schoch - người đã dành 10 ngày nghiên cứu tại hiện trường – cho rằng kim tự tháp này chỉ là một kiến tạo tự nhiên. Nhà địa chất khảo cổ học Paul Heinrich thuộc Đại học bang Louisiana, Mỹ cũng đồng ý với giả thuyết này. Ông Heinrich nói: “Loại địa hình được nhận định là một kim tự tháp này thực tế khá phổ biến… Ở Mỹ, chúng được gọi là “flatiron” (cấu trúc hình bàn là) và bạn nhìn thấy rất nhiều các loại địa hình này ở miền Tây nước Mỹ". 
 
Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ: 11 nghìn năm tuổi

Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ được tạo nên từ những khối đá cự thạch khổng lồ tồn tại trước cả thời kỳ Đồ Đá khoảng 6 nghìn năm. Nhà khảo cổ học Klaus Schmidt tin rằng đây là nơi thờ phụng lâu đời nhất của con người, có niên đại ít nhất 11 nghìn năm tuổi, được xây dựng tại thời điểm mà các nhà khoa học cho rằng loài người thậm chí còn chưa phát triển nông nghiệp. Nhà khảo cổ học Ian Hodder cho hay các cấu trúc thời tiền sử tại Gobekli Tepe có thể thay đổi cách nhìn của khoa học đối với nền văn minh thời tiền sử.

Những tàn tích cổ đại “đánh đố” nhân loại

Với sự kết hợp giữa phương pháp đồng vị phóng xạ và tính tuổi các cấu trúc xung quanh, nhà khoa học Schmidt tự tin rằng Gobekli Tepe có niên đại ít nhất 11 nghìn năm. “Một thực tế đáng ngạc nhiên là chúng ta không kỳ vọng rằng một xã hội săn bắn hái lượm có thể vận hành một cơ chế vận chuyển những khối đá cự thạch như vậy” – nhà khoa học Smith phân tích.

Công trình kiến trúc Yonaguni, Atlantis, Nhật Bản: 8 nghìn năm tuổi

Một cấu trúc lớn nằm ngoài khơi đảo Yonaguni, Nhật Bản - mà một số người tin rằng nó đã được xây dựng từ hơn 8 nghìn năm trước, trước cả Kỷ Băng Hà cuối cùng - được xem là bằng chứng về một nền văn minh tiên tiến đã tồn tại hàng ngàn năm trước và thách thức các lý thuyết trong sách giáo khoa hiện hành. Nhà báo người Anh, Graham Hancock và Giáo sư Masaaki Kimura ở Ryukyu, Okinawa đã nghiên cứu cấu trúc của công trình này sau khi nó được phát hiện bởi một thợ lặn vào năm 1987. Giáo sư Kimura đồng ý với ông Hancock rằng con người đã tạo nên cấu trúc này hoặc sửa đổi nó từ một kiến tạo tự nhiên.

Những tàn tích cổ đại “đánh đố” nhân loại

“Nó trông giống như một đài tưởng niệm” - ông Hancock cho hay. Công trình gồm các dãy bậc thang và bậc thềm trổ khắc vào các cạnh. Các chi tiết đều được định hướng. Mặt tiền của công trình hướng về chính nam. Có những đường vòng hướng đông tây chạy dọc ở phía trước. Công trình hội tụ những đặc điểm nổi bật của một công trình được thiết kế để thờ phụng hoặc tế lễ theo lễ nghi hay tôn giáo.

Tuy nhiên, nhà khoa học Schoch – người hoài nghi về kim tự tháp Bosnia trên – không đồng ý về điều này. “Các bộ phận của công trình này trông giống như nhân tạo. Tuy nhiên, các tảng đá tách ra một cách tự nhiên cũng có thể hình thành nên cấu trúc này”, ông Schoch phân tích. Theo ông Schoch, công trình bí ẩn này cần được kiểm tra chi tiết hơn.

Vịnh Khambhat, Israel: 9,5 nghìn năm tuổi

Ở dưới đáy hồ Kinneret của Israel, cũng được biết đến với cái tên Biển hồ Galilê, có một cấu trúc lớn bí ẩn mà có thể có niên đại nhiều hơn 9,5 nghìn năm tuổi. Nó được phát hiện bởi Học Viện Quốc gia Công nghệ Đại Dương (National Institute of Ocean Technology) vào năm 2nghìn tại vịnh Khambhat (trước đây gọi là vịnh Cambay). Các cấu trúc vòng cung làm bằng đá cuội và đá kéo dài khoảng 9 km (5 dặm). Nó chỉ mới được khám phá bằng phương pháp sonar (định vị thủy âm), và thông qua việc nạo vét. Trong đó, ít nhất một tạo tác được nạo vét lên có niên đại 7,5 nghìn năm trước Công nguyên.

Những tàn tích cổ đại “đánh đố” nhân loại

Ông Dani Nadel – một nhà khảo cổ học tại Đại học Haifa đang làm việc với một đội ngũ để nghiên cứu về khám phá này – cho hay: “Cấu trúc này rất bí ẩn và thú vị, song điểm mấu chốt là chúng ta không biết nó có từ khi nào, chúng ta không biết nó liên quan đến cái gì và chức năng của nó là gì. Chúng tôi chỉ biết nó đã ở đó, nó rất to lớn và thật không bình thường”.

Con đường Bimini: 12 nghìn năm tuổi

Các nhà khoa học có hai luồng ý kiến đối lập nhau về các vấn đề liên quan đến cấu trúc dưới nước có tên gọi là Con đường Bimini ở ngoài khơi bờ biển Bahamas kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1968. Một bên cho rằng đó là một cấu trúc do con người làm ra có niên đại từ 12 nghìn đến 19 nghìn năm tuổi. Việc này đả kích những hiểu biết trước đây cho rằng nền văn minh tiên tiến chỉ xuất hiện cách đây khoảng 5 nghìn năm trước. Một luồng ý kiến khác cho rằng đây là một kiến tạo tự nhiên.

Những tàn tích cổ đại “đánh đố” nhân loại

Nhà tâm lý và cũng là một nhà thám hiểm, tiến sĩ Greg Little đã nhiều lần thực hiện các cuộc lặn có ghi chép cùng với nhà khảo cổ học William Donato tại nơi khảo sát. Bộ đôi nhà khoa học này cho biết họ đã tìm thấy những neo thuyền bằng đá với các lỗ xỏ dây được khoét vào đó và ít nhất một tảng đá sau đó được phân tích tại Đại học Colorado, đã phát hiện thấy những dấu tích có sự tác động của công cụ, được tạo hình có chủ đích, có chức năng và mài mòn giống như bậc thang. Ông Donato giải thích rằng các dãy đá tạo thành một bức tường, được biết đến như một đê chắn sóng, được xây dựng để bảo vệ một khu dân cư thời tiền sử khỏi sóng biển. Khi họ đang lặn (được quay lại bằng phim và hình ảnh), ông Donato và ông Little thấy các cấu trúc có nhiều tầng và bao gồm các cột trụ bằng đá mà họ cho rằng con người đã đặt ở đó.

Tiến sĩ Eugene Shinn, một nhà địa chất học đã nghỉ hưu, người làm việc cho Khảo sát Địa chất Mỹ trong vòng 30 năm, lại nói rằng Bimini Road được tạo thành từ đá biển (beachrock) – khí hậu trong khu vực làm cát và các vật liệu khác trên bờ bám vào đá và khá nhanh chóng tạo thành “beachrock “, và chúng bị nước bao phủ khi mực nước biển dâng lên.

Hà Anh
Theo The Epoch Times