Những cây cầu treo nhìn đã “rụng tim” ở miền núi Quảng Nam
(Dân trí) - Nếu có máu “phượt” và một chút “liều mạng”, du khách có thể lên huyện miền núi Nam Trà My (Quảng Nam) để khám phá những cây cầu treo ở đây. Hiện trên địa bàn huyện có hàng chục cây cầu treo “nhìn thấy khiếp” khi muốn đi qua.
Từ trung tâm huyện lỵ Nam Trà My, du khách có thể hỏi người dân và ai cũng có thể chỉ các cây cầu treo ở các xã. Vì địa hình toàn là đồi núi nên hầu hết ở các xã đều có cầu treo.
Cầu treo để người dân từ làng này qua làng kia hay từ nhà qua rẫy bên kia đồi bị ngăn cách bởi những con suối hung dữ. Mùa khô, các con suối cạn kiệt có thể lội bộ qua nhưng khi có mưa lớn, nước lũ tràn về thì chỉ có cách đi cầu treo.Vì trên địa bàn huyện có rất nhiều cây cầu treo của người dân ở các thôn, xã làm để đi nên cán bộ huyện cũng không nhớ hếtCầu treo gần nhất mà du khách có thể khám phá ở tại thôn 3, thôn 5 xã Trà Nam. Khi đến đây, du khách có thể hỏi đồng bào địa phương chính xác vị trí của các cây cầu treo nếu không muốn mất thời gian đi tìmKhi đã được mục sở thị cây cầu treo rồi có khi không muốn đi qua vì… quá nguy hiểm, có thể rớt xuống sông nếu không cẩn thậnĐa số các cây cầu treo của người dân chỉ dài vài chục mét, rộng hơn nửa mét. Nhiều cây cầu “lỏng lẻo” đến phát sợ. Để bước lên được cây cầu này, phải lần dò từng bước nếu không muốn lọt xuống suốiNhững tấm gỗ hay thân cây gỗ lót cầu đã mục nát. Nếu có muốn sang bên kia suối cũng không thể đi được vì những cây gỗ lót mặt cầu đã “rơi rụng” gần hếtCái được gọi là “lan can” cầu gồm 2 dây thép cột vào 2 gốc cây to ở 2 bên suối, bên dưới được lát những mảnh gỗ tạm bợ. Vì đã xuống cấp nên cầu bị nghiêng 1 bên càng nguy hiểm hơn cho người dân điNếu lần đầu đi cầu treo, du khách có thể “rớt tim” bởi sự “rung và lắc” của cây cầu. Có khi chưa đến giữa cầu thì du khách sẽ không dám đi ra nữa vì quá nguy hiểm. Còn “đường dẫn” lên cầu được kê mấy cây gỗ mục trông có vẻ "lỏng lẻo"Theo người dân cho biết, bây giờ là mùa khô, nước suối cạn có thể lội được qua suối nên người dân ít sử dụng cầu treo để đi, còn mùa mưa thì không thể lội suối được nên cầu treo lúc này mới phát huy hiệu quảHiện trên địa bàn huyện Nam Trà My có cả trăm cây cầu treo được người dân xây dựng xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, nhiều cây cầu vẫn phát huy hiệu quả bởi không đi thì người dân không thể qua được rẫy.
Mặt suối cách cầu khoảng 10m. Mùa hè nước suối cạn nhưng nếu có một cơn mưa thì nước suối chảy siết không thể qua được. Mùa mưa lũ con suối này dâng lên cao nên không thể lội suối qua bên kia đồi được mà buộc phải qua cầy treo
Một cây cầu treo bắt qua một con suối sâu. Cây cầu này người dân cũng ít đi. Để tìm ra được "đường dẫn" xuống cây cầu này là cả một vấn đề vì lau sậy, cây rừng chen kín lối đi. Nếu không nhờ người dân chỉ đường thì khó tìm ra con đường dẫn xuống cầu. Đây là một trong những cây cầu treo ở thôn 3, xã Trà Nam