NASA công bố hơn 1000 bức ảnh mới nhất chụp từ sao Hỏa
(Dân trí) - Chúng ta luôn cho rằng sao Hỏa có màu đỏ, giống như tên gọi của nó. Tuy nhiên, với những bức ảnh mới nhất mà NASA công bố, bạn có thể thấy bề mặt hành tinh Đỏ đa dạng sắc màu hơn rất nhiều.
Tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa MRO (Mars Reconnaissance Orbiter) được phóng lên không gian vào năm 2005, và kể từ đó, nó quay xung quanh hành tinh Đỏ, chụp hình ảnh tất cả những gì nó thấy. Các hình ảnh hàng tháng được truyền về trái đất, thế nhưng lô ảnh 1035 cái gần đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Vì cứ mỗi 26 tháng, hành tinh của chúng ta và sao Hỏa lại ở trên một đường thẳng. Và sự kiện này lặp lại vào ngày 22 tháng Năm vừa qua, sao Hỏa và mặt trời nằm ở 2 bên đối diện với nhau của bầu trời Trái Đất. Điều này cho phép sự truyền tải thông tin được rõ ràng nhất giữa sao Hỏa và Trái Đất trong vòng vài tuần.
Trong khoảng thời gian này, đường ngắm trực tiếp giữa sao Hỏa và Trái Đất trùng với xuân phân của sao Hỏa. Khi mặt trời chiếu sáng lên đường xích đạo của hành tinh, ánh sáng truyền từ cực bắc đến cực nam cung cấp góc nhìn hoàn hảo nhất đến hành tinh Đỏ cho MRO. Đối với phần còn lại của năm, hoặc cực bắc, hoặc cực nam sẽ chìm trong bóng tối triền miên.
Các hình ảnh của MRO có thể giúp lập bản đồ tiềm năng cho tàu thám hiểm sao Hỏa trong tương lai. MRO cũng giúp theo dõi các hoạt động diễn ra trên bề mặt sao Hỏa, bao gồm các dòng chảy sườn dốc, sự di chuyển của cồn cát hay các sự kiện mới gây tác động lên bề mặt.
Và đây là một số những hình ảnh ấn tượng nhất trong số 1035 bức ảnh mới nhất mà NASA công bố về sao Hỏa:
Rô-bốt thám hiểm tự hành chụp tại Gale Crater. Đây là nơi mà các nhà khoa học cho rằng đã từng là một hồ nước ngọt đã bốc hơi trên sao Hỏa
Oxia Palus- một điểm đáp trên sao Hỏa của xe tự hành ExoMars rover, một dự án hợp tác giữa Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos)
Miệng núi lửa ở Hesperia Planum, một đồng bằng nham thạch ở vùng cao nguyên phía nam sao Hỏa
Dòng chảy dung nham và các con kênh gần Olympica Fossae, nơi núi lửa có thể đã từng hoạt động
Giám sát một sườn dốc gần Acidalia Planitia, một khu vực nổi tiếng trong bộ phim “Trở về từ sao Hỏa”
Đá lộ thiên ở Noctis Labyrinthus. Các nhà khoa học giải thích rằng, các đường màu trắng là lớp vật liệu lộ ra quanh chân các ngọn đồi. Đây có thể là lớp tro núi lửa bao phủ khu vực vào một thời điểm nào đó trong quá khứ.
Một số các hình ảnh khác trong bộ ảnh mới nhất về sao Hỏa:
Các rãnh nước trong đụn cát có tên gọi là Kolhar
Thung lũng ở khu vực Noachis Terra
Sườn dốc ở Hebes Chasma
Một đụn cát sáng màu
Các lắng cặn ở Noctis Labyrinthus
Một sườn dốc ở Aram Chaos
Lớp vật liệu đáy lưu vực lòng chảo
Một khu vực địa hình bí hiểm
Một khu vực mới bị tác động gần đây
Những đụn cát ở miệng núi lửa Russell
Đá sáng màu.
Thảo Nguyên
Theo Popsci