Quảng Nam:

Khánh thành công viên đất nung Thanh Hà

(Dân trí) - Ngày 30/4, tại Hội An (Quảng Nam), Công viên đất nung Thanh Hà ở làng gốm 500 tuổi nằm ở ngoại ô phố cổ đã chính thức khánh thành.

Công viên đất nung Thanh Hà  (Hội An, Quảng Nam) chính thức khánh thành chiều 30/4
Công viên đất nung Thanh Hà  (Hội An, Quảng Nam) chính thức khánh thành chiều 30/4 

Trải qua hơn 500 năm thăng trầm, làng gốm Thanh Hà vẫn nép mình ven dòng sông Thu Bồn và vẫn âm thầm nuôi dưỡng mạch sống của văn hóa đất nung. Mọi sinh hoạt của làng nghề hầu như đều diễn ra xoay quanh bàn chuốt  mộc mạc. Nói như lời nghệ nhân cao tuổi Nguyễn Thị Được: “Dân làng ở đây bao đời sống chết đều nhờ vào cục đất sét. Nhờ có đất sét mà có sản phẩm góp mặt với đời. Nhờ có những sản phẩm được nung qua lò úp, lò ngửa mà nuôi được con cái ăn học thành tài. Còn có đất sét là còn đất sống”

Nghệ nhân Nguyễn Thị Được chuốt sản phẩm gốm đầu tiên ở Công viên đất nung vừa hoàn tất giữa làng
Nghệ nhân Nguyễn Thị Được chuốt sản phẩm gốm đầu tiên ở Công viên đất nung vừa hoàn tất giữa làng

Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm
Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm

Lấy ý tưởng từ chiếc bàn chuốt như vòng xoay phát triển của làng nghề, và lấy hình ảnh của lò úp lò ngửa tượng trưng cho sự hun đúc biến hóa của âm dương, Công viên đất nung Thanh Hà do Công ty Nhà Việt Corp thiết kế và phát triển theo hướng đất nung toàn bộ không gian kiến trúc tạo nên một không gian văn hóa kết nối du khách với làng nghề truyền thống, là nơi tổ chức các sự kiện giao lưu làng nghề, tổ chức các trại sáng tác nghệ thuật và từng bước hình thành một bảo tàng của làng nghề; đồng thời là trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm đa dạng, hướng đến sự phát triển bền vững của làng nghề trên cơ sở phát huy những giá trị truyền thống và lợi thế làng nghề nằm ngay thành phố Hội An - di sản văn hóa thế giới đang ngày càng hấp dẫn du khách.

Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm
Công viên được xây dựng với kiến trúc tổng thể lấy ý tưởng từ lò úp, lò ngửa, bàn chuốt, bàn xoay gắn liền với đời sống người dân làng gốm

Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm

Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm


Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm


Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm

Sản phẩm của nghệ nhân cao tuổi nhất làng chính là chiếc bùng binh gắn liền với tuổi thơ làng gốm
Nhiều mô hình kiến trúc nổi tiếng trong và ngoài nước được xây bằng đất nung và trưng bày trong Công viên

Ông Nguyễn Văn Nguyên, đại diện đơn vị thực hiện Công viên đất nung Thanh Hà xúc động bày tỏ: “Là người con của làng gốm Thanh Hà, chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tổ tiên đã dày công xây dựng làng nghề hơn 500 năm, để lớp trẻ kế thừa chúng tôi được tiếp nối truyền thống làng nghề và tiếp tục xây dựng làng nghề. Cảm ơn các vị cao niên, những người đã giữ lửa làng nghề và truyền lại ngọn lửa ấy cho thế hệ chúng tôi hôm nay. Hy vọng, Công viên đất nung Thanh Hà sẽ góp phần điểm thêm nét duyên của làng gốm Thanh Hà, để làng gốm thêm hấp dẫn du khách trên bản đồ du lịch Hội An, sẽ truyền cảm hứng cho những nghệ nhân trong làng và cả những nghệ sỹ thích khám phá chất liệu đất nung”

Nghệ nhân Nguyễn Lành - một trong những nghệ nhân cao tuổi ở làng gốm chia sẻ: “Trải bao dâu bể nhưng dân làng vẫn miệt mài với cục đất sét, với đôi bàn tay khéo léo dựng xây, phát triển làng nghề. Khi Công viên đất nung Thanh Hà bắt đầu được xây dựng, chúng tôi vui mà cũng băn khoăn lo không biết công trình này sẽ nên hình như thế nào. Và rồi, niềm vui lớn dần khi chúng tôi thấy Công viên được xây dựng bằng chính đất nung hài hòa với không gian bình yên của làng nghề. Chúng tôi cũng bớt lo cho cái nghề của làng mình mai một dần khi nhìn thấy lớp trẻ tâm huyết với cái nghề, cái nghiệp, cái mạch nguồn văn hóa đất nung mà tổ tiên chúng tôi đã khơi nơi đất lành này từ hơn 500 năm qua”.

Khánh Hiền