Hãy khoác balô sang đất Thái vào tháng tư này!

(Dân trí) - Năm nào cũng thế, từ ngày 13/4 đến 15/4 tại Thái Lan sẽ diễn ra lễ hội té nước SongKaran. Nếu bạn đang có ý định đến Thái Lan, hãy xách balô lên đường vào tháng tư này…

Lễ hội té nước Songkran, được du khách nước ngoài biết đến với tên gọi khác là “Lễ hội nước”, đây là một sự kiện chào đón năm mới diễn ra hàng năm trên đất Thái và là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đất nước Chùa Vàng.
Hãy khoác balô sang đất Thái vào tháng tư này!
Lễ hội Nước Songkran, được du khách nước ngoài biết đến với tên gọi khác là Lễ hội nước là một sự kiện chào đón năm mới hàng năm – một trong những lễ hội quan trọng nhất của đất nước Chùa Vàng.

Người Thái cũng như người Việt, họ chuẩn bị đón Tết cổ truyền từ rất sớm. Nhà cửa được dọn sạch đẹp và trang hoàng tươm tất mừng đón năm mới. Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp nhà cửa, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong Tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng...

Vào sáng ngày thứ nhất của Tết, người Thái ăn mặc đẹp, dùng bữa cơm gia đình và sau đó lên chùa sớm. Sau nghi lễ ở chùa, họ mang nước thơm lên chùa xịt lau chùi tượng Phật để tỏ lòng thành kính và cầu may mắn.

Ngày thứ hai gọi là Wan Nao (hay còn gọi là ngày chuẩn bị), được xem như đêm giao thừa trong Tết cổ truyền của người Thái. Theo truyền thống, vào ngày này, người ta không nói những điều xui xẻo hay làm bất kỳ hành động nào không đúng hoặc có ác tâm, nhà cửa được cọ rửa sạch sẽ và vứt bỏ đi những thứ không còn cần thiết.
Vào dịp này, người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày và cùng nhau xuống đường đón năm mới.
Vào dịp này, người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày và cùng nhau xuống đường đón năm mới.

Lễ hội té nước có nguồn gốc chung từ lễ hội Sankranti của người Hindu tuy nhiên ở 3 quốc gia Thái - Cam – Lào, ngày Tết này lại có những cái tên khác nhau. Ngoài tục té nước với ý nghĩa gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ, đón nhận sự tươi tắn và may mắn trong năm mới, lễ hội Songkran còn đi kèm với truyền thống đi thăm hỏi người cao tuổi, đến chùa lễ Phật…

Không khí Tết SongKran bắt đầu rộn ràng từ ngày 13/4 , vào dịp này, người dân tạm quên đi những lo toan hàng ngày và cùng nhau xuống đường đón năm mới. Té nước trên đường phố ngày Tết là một tập tục dễ thương và khá ấn tượng với du khách quốc tế. Bạn đừng tỏ vẻ khó chịu hay né tránh, bởi đó là may mắn bạn nhận được thay cho lời chúc phúc. Ai càng bị tạt nhiều nước sẽ càng gặp nhiều may mắn.
Té nước trên đường phố ngày Tết là một tập tục dễ thương và khá ấn tượng với du khách quốc tế.
Té nước trên đường phố ngày Tết là một tập tục dễ thương và khá ấn tượng với du khách quốc tế.
Té nước trên đường phố ngày Tết là một tập tục dễ thương và khá ấn tượng với du khách quốc tế.

Thái Lan có lẽ là nơi có Lễ té nước nhộn nhịp và sôi động nhất khi người dân và khách du lịch quốc tế vui vẻ té nước vào nhau bằng bất cứ vật dụng đựng nước nào từ xô chậu, nồi, chén hay sử dụng súng phun nước thâm chí là ném bóng nước.

Nếu đến Thái Lan vào dịp này, bạn nên thưởng thức mâm cơm ngày Tết của người Thái, với một số món truyền thống được ưa chuộng như Tom Yam (canh chua), Kang Phed, kang hangle (súp cay), kai yang (gà nướng)… Đây là cơ hội để bạn thưởng thức những món ăn đặc trưng và khám phá nền văn hóa ẩm thực Thái. Tết Songkran là cơ hội để du khách quốc tế tham gia, tìm hiểu một nét đặc sắc trong nền văn hóa của xứ sở chùa vàng.

H. Thắng (Tổng hợp)