Đến thăm “quốc đảo” nhỏ nhất trên thế giới
(Dân trí) - Nằm trong vùng biển quốc tế ngoài khơi nước Anh là một pháo đài nhỏ, tự tuyên bố chủ quyền và trở thành nước nhỏ nhất thế giới với 22 công dân.
Cách bờ biển Suffork, phía đông nam nước Anh, quốc đảo nhỏ Sealand tuyên bố độc lập từ năm 1967, là một quốc gia không được Liên Hợp quốc công nhận. Thực chất Sealand là một pháo đài được xây dựng từ năm 1942 để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2, có hình dáng giống như một giàn khoan dầu với hai tòa tháp bê tông được nối với nhau. Chỉ với 22 dân cư, nhưng “quốc gia” này cũng có quốc kỳ, quốc ca, tiền tệ, tem thư, hộ chiếu, thậm chí là cả một đội bóng riêng.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Paddy Roy Bates đã phát hiện ra pháo đài bỏ hoang này và nảy ra ý định bắt đầu một trạm phát radio riêng của mình với tên gọi Đài phát thanh Essex. Sau đó, Bates đã biến Sealand trở thành một quốc gia vào năm 1975 khi viết một bản Hiến pháp và thiết lập một biểu tượng cho riêng quốc gia của mình. Mặc dù không được Liên hợp quốc công nhận, nhưng gia đình Bates đã quản lý nó như một thực thể có chủ quyền được công nhận, tự phong mình là quốc vương, và hành động như người đứng đầu nhà nước Sealand.
Đơn vị tiền tệ riêng của Sealand
Vương quốc Anh đã nhiều lần đưa người đến giải quyết vấn đề liên quan đến Sealand, nhưng quốc gia này vẫn kiên quyết giữ vững lập trường của mình. Nước Anh cũng không thể làm gì thêm vì quốc đảo này nằm trong khu vực hải phận quốc tế.
Roy Bates đã qua đời vào năm 2012 ở tuổi 91, và vương niệm được truyền cho con trai của công là Micheal, 63 tuổi vẫn sống trên Sealand cùng với gia đình và bạn bè của mình.
Theo News