Nghệ An:

Đại thụ “vàng” giữa mảnh đất xứ Nghệ

(Dân trí) - Từng là nơi để cất giấu tài liệu, che chắn cho các chiến sĩ khi bị địch truy đuổi, cây sui Diên Tràng giờ vẫn sừng sững giữa thời bình, như một biểu tượng cho khí phách hào hùng của người dân xứ Nghệ…

Định thổ trên một mô đất cao ở thôn 5B, xã Thanh Phong, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, thân hình đại thụ cao chọc trời của cây sui Diên Tràng luôn thu hút mọi sự chú ý của nhiều người khi ghé thăm mảnh đất này. Không giống như bất kỳ một cây cổ thụ nào trên mọi miền đất nước, cây sui Diên Tràng không chỉ có độ tuổi lên đến nghìn năm mà thân của nó cũng hết sức đặc biệt, đằng sau đó còn là một câu chuyện hào hùng về một thời kháng chiến của quân dân nơi đây chống lại bọn thực dân xâm lược trong phong trào Xô Viết.

Tháng 10/1930, khi cơ quan tỉnh ủy chuyển về làng Diên Tràng làm việc. Bí thư bấy giờ là Nguyễn Tiềm và đồng chí Nguyễn Liễu - Xứ ủy Trung Kỳ cũng nhiều đồng chí khác đã họp bàn và chọn nhà thờ họ Nguyễn Duy (cạnh cây sui) làm cơ quan của tỉnh ủy và chọn cây sui “hổng ruột” làm nhà kho cất giữ tài liệu và truyền đơn.

“Những năm 1930-1931, được coi là những năm tháng khó khăn nhất của lực lượng bộ đội ta khi liên tục phải di chuyển địa bàn hoạt động, những gương mặt chủ chốt trong cơ quan Tỉnh ủy lần lượt bị bọn gián điệp phát giác, tra khảo và bị bắn ngay tại làng như cụ cố Phan Văn Sân, Phan Văn Sanh, Võ Tỉnh. Trong tình hình khó khăn là vậy nhưng những tài liệu mật của cơ quan Đảng và chi bộ được cất giấu trong ruột của cây sui vẫn được đảm bảo tính an toàn tuyệt đối”, ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Thanh Phong chia sẻ.

Suốt hơn hai năm chiến đấu chống kẻ thù, cây sui luôn là chỗ cất giấu tài liệu mật an toàn và là nơi ẩn náu của các chiến sĩ khi có địch đột kích. Cụ Nguyễn Duy Thọ - người còn lại cuối cùng chứng kiến những năm tháng gian nan đó cho biết: “Những lúc bị động các đồng chí được nhân dân che chở, người và tài liệu truyền đơn đều được đưa lên trốn và cất giấu ở cây sui Diên Tràng. Với lỗ hổng trong thân cây có thể chứa từ 4-6 chiến sĩ khi bị địch truy đuổi”.

Những người già nhất trong làng ở đây cho biết, cây sui có từ bao đời nay, nó luôn đồng hành với con người ở đây từ khi sinh ra cho tới khi về già. Được biết, cây sui Diên Tràng có đường kính hơn 2,5, cao hơn 30m có tán lá rộng, gốc cây có một hốc lớn là nơi ẩn náu của các đồng chí khi bị bại lộ, trong hốc cây được đóng nhiều đinh để cất giấu tài liệu của cơ quan Tỉnh uỷ những năm tháng chiến tranh.

Xét vai trò quan trọng của cây sui Diên Tràng đối với sự nghiệp cách mạng, năm 1998, cây sui Diên Tràng cùng với nhà thờ họ Nguyễn Duy, Nguyễn Bá, Nguyễn Ích đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận và trao Bằng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Từ đó đến nay, cây sui Diên Tràng thực sự trở thành một biểu tượng lịch sử hào hùng của người dân xứ Nghệ nói chung, nhân dân Thanh Phong nói riêng và là nguồn cảm hứng vô tận cho những nhân chứng thời chiến khi họ có dịp ngồi kể lại chuyện xưa cho lớp con cháu về sau.

Một số hình ảnh cây sui Diên Tràng vẫn sừng sững giữa thời bình, như một biểu tượng cho khí phách một thời hào hùng của người dân xứ Nghệ… 

 Cây sui Diên Tràng là biểu tượng một thời hào hùng của người dân xứ Nghệ.
 Cây sui Diên Tràng là biểu tượng một thời hào hùng của người dân xứ Nghệ.
 
Cây sui đứng sừng sững trên mô đất cao gây nhiều sự chú ý cho nhiều khách vãng lai.
Cây sui đứng sừng sững trên mô đất cao gây nhiều sự chú ý cho nhiều khách vãng lai.
Cây sui đứng sừng sững trên mô đất cao gây nhiều sự chú ý cho nhiều khách vãng lai.
 
Thân cây rất to với đường kính hơn 2,5m...
Thân cây rất to với đường kính hơn 2,5m...
Thân cây rất to với đường kính hơn 2,5m...
Thân cây rất to với đường kính hơn 2,5m...
 
 Rễ cây sần sùi mọc nhô lên khỏi mặt đất tạo nên một hình thù vô cùng độc đáo.
 Rễ cây sần sùi mọc nhô lên khỏi mặt đất tạo nên một hình thù vô cùng độc đáo.
 Rễ cây sần sùi mọc nhô lên khỏi mặt đất tạo nên một hình thù vô cùng độc đáo.
 
Theo người xưa kể lại, những lỗ hổng này có thể chứa từ 4-6 chiến sĩ khi bị địch truy quét.
Theo người xưa kể lại, những lỗ hổng này có thể chứa từ 4-6 chiến sĩ khi bị địch truy quét.
 
Theo người xưa kể lại, những lỗ hổng này có thể chứa từ 4-6 chiến sĩ khi bị địch truy quét.
 
Theo người xưa kể lại, những lỗ hổng này có thể chứa từ 4-6 chiến sĩ khi bị địch truy quét.
Theo người xưa kể lại, những lỗ hổng này có thể chứa từ 4-6 chiến sĩ khi bị địch truy quét.
Ruột cây có nhiều lỗ hổng, bên trong đóng nhiều đinh từng là nơi cất giấu tài liệu mật của Tỉnh ủy và là nơi ẩn náu của các chiến sĩ khi bị địch đột kích.
 
 Cây sui hơn ngàn năm tuổi từng nơi trú ẩn, cất dấu tài liệu cách mạng.
 Cây sui hơn ngàn năm tuổi từng là nơi trú ẩn, cất giấu tài liệu cách mạng. 

Nguyễn Duy - Phan Phan