Câu chuyện về những thợ săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ

(Dân trí) - Tại những vùng đất xa xôi hẻo lánh nằm giữa biên giới Ấn Độ và Myanmar, ngôi làng của bộ tộc săn đầu người cuối cùng còn sót lại đang phải oằn mình chống lại những thay đổi của cuộc sống hiện đại.

Những ngôi làng xa xôi nhất của Longwa, nằm giữa khu rừng rậm Myanmar và vùng đất nông nghiệp trù phú của Ấn Độ là nơi sinh sống của bộ lạc dũng mãnh Konyak Naga. Đây là bộ lạc lớn nhất trong số 16 bộ lạc sinh sống ở vùng Đông Bắc Ấn Độ.

 
Câu chuyện về những thợ săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ


Những chiến binh Konyaks nổi tiếng trong quá khứ là những chiến binh tàn bạo, chinh chiến những vùng đất đai quanh làng mở rộng đất của mình và chứng tỏ quyền lực của bộ lạc hùng mạnh nhất. Chính vì thế những ngôi làng của người Konyak thường nằm trên những đỉnh núi để họ có thể dễ dàng quan sát và theo dõi, hay xác định địa hình để tấn công các làng khác.

 

Câu chuyện về những thợ săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ

 

Tập tục săn đầu người của bộ lạc Konyak đã diễn ra hàng thế kỷ trước khi nó bị cấm vào những năm 1940. Trường hợp săn đầu người cuối cùng ở Nagaland được báo cáo vào năm 1969. Giết và sau đó cắt đứt thủ cấp của kẻ thù được xem là một phần bắt buộc trên con đường trở thành một chiến binh đầy tự hào của những cậu bé trong bộ lạc Konyak. Với mỗi lần đi săn đầu người như vậy, bên cạnh thủ cấp của kẻ thù những chiến binh Konyak sẽ được thưởng thêm một hình xăm trên mặt. Vì thế mà bộ lạc Konyak còn có tên gọi khác là “những kẻ săn đầu người có khuôn mặt hình xăm”.

 

Câu chuyện về những thợ săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ

 

Xương trâu, bò, hươu, nai, lợn chim mỏ sừng và Mithun – một loài bò sinh sống ở khu vực phía bắc Ấn Độ trở thành những món đồ trang trí trên các bức tường trong mỗi ngôi nhà của người Konyak. Theo như truyền thống cổ xưa của bộ lạc, hộp sọ của kẻ thù bắt buộc phải được treo ở nơi trang nghiêm và nổi bật nhất. Nhưng khi tục lệ săn đầu người bị bãi bỏ, những chiến lợi phẩm của “kẻ thù” được gỡ bỏ xuống và đem đi chôn.

 

Câu chuyện về những thợ săn đầu người cuối cùng ở Ấn Độ

 

Người Konyak sống trong những túp lều rộng rãi được làm chủ yếu từ tre, trong nhà phân nhiều vùng hoặc phòng lớn để sử dụng cho những mục đích khác nhau như nấu ăn, ăn uống, nghỉ ngơi hay lưu trữ lương thực. Những loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày như rau, ngô và các loại thịt được lưu trữ trên lò sưởi đặt ở vi trí trung tâm ngôi nhà. Gạo, lương thực chủ yếu của người Konyak, thường được lưu trữ trong các thùng chứa làm bằng tre lớn ở phía sau nhà.

 

Trong hình là một phụ nữ của bộ tộc Konyak đang giã gạo bằng chày gỗ

Trong hình là một phụ nữ của bộ tộc Konyak đang giã gạo bằng chày gỗ

 

Konyak vẫn được cai trị bởi thủ lĩnh cha truyền con nối, tiếng địa phương gọi là “Angh”. Konyak và nhiều làng khác phải nghe theo lệnh của một Angh. Chế độ đa thê vẫn phổ biến giữa các Angh, khiến mỗi Angh có nhiều vợ và con.

 

Người Konyak vẫn là những người tôn thờ thân linh và các yếu tố của thiên nhiên cho đến khi các nhà truyền giáo đến đây vào cuối thế kỷ 19. Vào thế kỷ 20, hầu hết các ngôi làng ở Nagaland có ít nhất một nhà thờ Thiên chúa giáo.

 

Những người phụ nữ trong trang phục truyền thống đi nhà thờ vào sáng Chủ Nhật

Những người phụ nữ trong trang phục truyền thống đi nhà thờ vào sáng Chủ Nhật

 

Cùng với sự phát triển của xã hội, những tục lệ truyền thống của các bộ lạc ở Nagaland cũng dần dần mai một theo. Giờ đây, những truyền thống ấy chỉ còn trong câu kể của những trưởng lão khi ngồi tụ tập, nhai trầu bên bếp lửa.

 

Những người phụ nữ trong trang phục truyền thống đi nhà thờ vào sáng Chủ Nhật

Hình ảnh những bô lão trong làng ngồi sưởi ấm bằng những câu chuyện hoài niệm về thời quá khứ huy hoàng

 

Tục đeo trang sức nhiều màu sắc cũng dần dần mai một. Trong quá khứ, cả nam và nữ giới đều đeo vòng cổ và vòng tay cầu kỳ. Những khuôn mặt bằng đồng thau được thêm vào sợi dây chuyền của những người đàn ông để biểu thị số lượng những đầu người bị chặt đứt dưới tay những chiến binh đó.

 

Longwa được hình thành từ rất lâu trước khi đường biên giới giữa Ấn Độ và

 

Longwa được hình thành từ rất lâu trước khi đường biên giới giữa Ấn Độ và Myanmar được thiết lập vào năm 1970. Vì không biết làm thế để phân chia cộng đồng giữa hai nước, các quan chức đã quyết định để đường biên giới đi qua làng.

 

Longwa được hình thành từ rất lâu trước khi đường biên giới giữa Ấn Độ và

Đường biên giới chạy cắt ngang ngôi nhà của trưởng làng, dẫn đến câu chuyện trưởng làng ăn tối ở Ấn Độ nhưng lại ngủ ở Myanmar

 

Nằm xa khỏi sự ảnh hưởng của nền văn minh hiện đại, Longwa trở thành một không gian văn hóa lịch sử, lưu giữ những ngôi nhà gỗ lợp tranh. Thế nhưng đâu đó vẫn xuất hiện những ngôi nhà bê tông lợp ngói thiếc mọc lên minh chứng sự thay đổi vẫn đang nhen nhóm nơi làng quê này.

 

Lê Nhàn

Theo BBC 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm