Hà Tĩnh:

Cận cảnh “rừng” si cổ độc đáo được lưu giữ trong ngôi đền linh thiêng

(Dân trí) - Hàng chục gốc si (sanh) cổ, có những gốc có chiều dài lịch sử hàng trăm năm, là “báu vật” quý giá, đang được bảo tồn tại một ngôi đền thờ linh thiêng ở làng Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Cận cảnh ngôi đền thiêng lưu giữ "rừng" si độc

Theo các bậc cao niên ở làng Ngụ Quế, ông Nguyễn Đăng Minh là một người học rộng, tài cao, là vị tướng thao lược của vua Quang Trung Nguyễn Huệ, người đã kiến tạo nên vương triều Tây Sơn hùng mạnh vào thế kỷ 18. Là bề tôi trung thành ông đã sát cánh cùng quân đội của vua Quang Trung anh dũng chiến đấu chống lại quân Thanh xâm lược, lập nên nhiều chiến công.

Tương truyền, trong một trận đánh tại Thanh Hóa, tướng Nguyễn Đăng Minh đã bị trúng tên độc của địch. Biết mình không qua khỏi, ông đã cùng với con ngựa chiến quay trở về quê hương. Ông mất ngày 13/10 tại làng Tăng Phú, xã Vịnh Lại, huyện Cẩm Xuyên, nay là thôn Ngụ Quế, Xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Quá thương tiếc vị tướng tài, nhân đức, Vua Quang Trung đã sắc phong ông là Đức Đại Vương và cho lập đền thờ tại quê hương. Đền thờ của ông được nhân dân tu bổ nhiều lần và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Đền thờ Đức Đại Vương Nguyễn Đăng Minh, làng Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Đền thờ Đức Đại Vương Nguyễn Đăng Minh, làng Ngụ Quế, xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Linh thiêng, rất được người dân sùng tín, nên dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền thờ Đức Đại Vương Nguyễn Đăng Minh gần như là nơi “không thể động đến”. Một trong những báu vật đang được lưu giữ tại ngôi đền này đó là “rừng” si (sanh) với hàng chục gốc có tuổi đời lên đến hàng trăm năm.


Là báu vật được người dân làng Ngụ Quế gọi là nơi không thể đụng đến, rừng si ở trong ngôi đền Đức Đại Vương Nguyễn Đăng Minh phát triển không ngừng qua hàng thế kỷ.

Là báu vật được người dân làng Ngụ Quế gọi là "nơi không thể đụng đến", rừng si ở trong ngôi đền Đức Đại Vương Nguyễn Đăng Minh phát triển không ngừng qua hàng thế kỷ.

Có những gốc được xếp vào hàng cổ thụ, 3 người ôm không xuể.
Có những gốc được xếp vào hàng cổ thụ, 3 người ôm không xuể.

Một gốc si cổ thụ sừng sững theo thời gian.
Một gốc si cổ thụ sừng sững theo thời gian.

Chiều cao của không ít cây si cổ thụ ở đây đạt trên 20m.
Chiều cao của không ít cây si cổ thụ ở đây đạt trên 20m.

Cận cảnh “rừng” si cổ độc đáo được lưu giữ trong ngôi đền linh thiêng - 6
Điều đặc biệt của rừng si này là màu xanh luôn hiện hữu dù đó là mùa nào. Rừng si này thực sự là lá phổi xanh, mang đến nhiều điều kì diệu đối với cuộc sống của người dân trong làng.
Điều đặc biệt của "rừng" si này là màu xanh luôn hiện hữu dù đó là mùa nào. Rừng si này thực sự là lá phổi xanh, mang đến nhiều điều kì diệu đối với cuộc sống của người dân trong làng.

Không chỉ có cây si, khu đền thờ linh thiêng còn nhiều loại cây cổ quý khác. Chúng cao lớn và có nhiều hình thù khác nhau.
Không chỉ có cây si, khu đền thờ linh thiêng còn nhiều loại cây cổ quý khác. Chúng cao lớn và có nhiều hình thù khác nhau.

Theo cụ Trần Văn Sáng, 86 tuổi, người đã chứng kiến nhiều thăng trầm của ngôi đền thiêng cho biết, rừng si trong đền phải đến hàng trăm năm tuổi. Trước đây rừng si cây cối rậm rạp hơn nhiều, là nơi trú ngụ của không chỉ là chim muông mà còn có cả khỉ, cáo, trăn... Trong chiến tranh, có những cây si cao lớn được bộ đội chọn, trèo lên làm theo dõi máy bay địch. Là người gắn bó với rừng si từ nhỏ, cụ Sáng luôn mong chính quyền, người dân làm hết sức để bảo vệ báu vật quý này cho con cháu đời sau.
Theo cụ Trần Văn Sáng, 86 tuổi, người đã chứng kiến nhiều thăng trầm của ngôi đền thiêng cho biết, "rừng" si trong đền phải đến hàng trăm năm tuổi. Trước đây rừng si cây cối rậm rạp hơn nhiều, là nơi trú ngụ của không chỉ là chim muông mà còn có cả khỉ, cáo, trăn... Trong chiến tranh, có những cây si cao lớn được bộ đội chọn, trèo lên làm theo dõi máy bay địch. Là người gắn bó với "rừng" si từ nhỏ, cụ Sáng luôn mong chính quyền, người dân làm hết sức để bảo vệ báu vật quý này cho con cháu đời sau.

Văn Dũng