Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm

Cát Cát

(Dân trí) - Nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, ngôi biệt thự có kiến trúc đặc trưng của Pháp và được cho là của người nhà vua Bảo Đại xây dựng.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 1

Ngôi biệt thự Pháp cổ nằm ở dốc Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) được xây dựng từ năm 1911 có kiến trúc độc đáo.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 2

Anh Hồ Hoàng Hải chủ sở hữu một phần biệt thự chia sẻ, anh mới mua về đây từ đầu năm 2021. Những người lớn tuổi, sinh sống xung quanh biệt thự từ hàng chục năm trước thường gọi đây là "biệt thự Bảo Đại".

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 3

Họ kể, công trình do cô ruột của vua Bảo Đại xây dựng. Bà lấy chồng người Pháp và sinh sống tại Hà Nội nên đã cho khởi công xây dựng dinh thự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây. Khi vua Bảo Đại thoái vị, ông từng ra Hà Nội và lưu trú ở đây.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 4

Đây là một biệt thự nằm trong quần thể dinh thự gồm 4 tòa biệt thự Pháp cổ nằm gần nhau. Vật liệu xây dựng nhập hoàn toàn từ Pháp và Ý. Trước đây tòa nhà nằm ở mặt tiền 2 phố Ngọc Hà và Hoàng Hoa Thám nhưng về sau bị các hộ dân xây nhà lấn ra phía ngoài che khuất.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 5

Nhà tiếp khách và sàn nhảy đầm của dinh thự hiện nay nằm ở số 184 Ngọc Hà, đang bỏ không, xuống cấp. Khu vực này từng được cho thuê làm nhà hàng bia tươi.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 6

Bên ngoài là kiến trúc mái cung đình rồng phượng đặc trưng của phương Đông.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 7

Bên trong biệt thự được xây dựng theo phong cách phương Tây: Có lò sưởi và tủ âm tường, cầu thang, sàn gỗ lim, cửa gỗ, hệ thống điện, cấp thoát nước. 

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 8

Bậc thang gỗ lim.

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 9

Phía ngoài dinh thự, các viên ngói lợp mái đỏ, viền xanh vẫn nguyên vẹn và chưa có dấu hiệu phai màu. 

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 10

Cửa sổ màu xanh đặc trưng kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20. 

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 11

Dinh thự có hệ thống điện bọc thép đi ngầm trong tường. Ngoài ra, đường điện còn ngầm dưới sàn nhà với ổ điện âm sàn bằng đồng. 

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 12

Mặt sau tòa nhà với cửa gara ô tô đi thẳng vào tầng hầm nhà chính - đây là chi tiết khác biệt với các biệt thự Pháp khác. Bởi các biệt thự khác có ga ra ô tô nằm riêng ngoài sân. Nay, cửa ga ra là cửa vào nhà. 

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 13

Dinh thự có riêng một vườn thượng uyển rộng 300m2 với hồ cảnh, hòn non bộ, nhiều cây quý và đường đi dạo. Khu vườn được bao quanh bởi tường rào hình con rồng uốn lượn. Tuy nhiên, hiện nay khu vườn này đã bị phá gần hết. 

Biệt thự trăm tuổi của nhà giàu Hà Nội xưa, bên trong có cả sàn nhảy đầm - 14

Hình ảnh tòa nhà được chụp cách đây gần 1 thế kỷ. Phía trước là 2 hàng cây trên đường Hoàng Hoa Thám và đầu dốc Ngọc Hà. Bên dưới là hình ảnh của kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp có tên Arthur Kruze - người đã thiết kế tòa dinh thự này cũng như hàng chục công trình kiến trúc nổi tiếng khác tại Pháp và khắp thế giới.

Anh Hải cho biết, việc dinh thự này có phải của người nhà vua Bảo Đại như người dân truyền miệng hay không vẫn còn bỏ ngỏ, vì chưa có cơ quan nhà nước nào xác nhận, nghiên cứu. Anh đã tiếp cận và tìm hiểu nhiều tài liệu nhưng chưa có chứng cứ rõ ràng.

"Tôi hi vọng các nhà nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, nhà quản lý hoặc những ai yêu mến và có kiến thức về các công trình biệt thự Pháp cổ chia sẻ thêm những thông tin về công trình, để tôi và mọi người có tư liệu chính xác nhất. Đồng thời tôi mong các nhà chuyên môn tư vấn để bảo tồn công trình này một cách hiệu quả", anh nói.