Bạc Liêu đẩy mạnh tuyến du lịch đường thủy

(Dân trí) - Để phát triển ngành du lịch, tỉnh Bạc Liêu cho biết sẽ đẩy mạnh các tuyến du lịch đường thủy để tạo thêm những sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút du khách đến với tỉnh này.

 

Bạc Liêu sẽ đẩy mạnh các tuyến du lịch đường thủy để hút du khách.
Bạc Liêu sẽ đẩy mạnh các tuyến du lịch đường thủy để "hút" du khách.

Theo Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, các tuyến du lịch đường thủy được tỉnh xây dựng là tuyến du lịch liên vùng với tuyến đường thủy Quản Lộ - Phụng Hiệp kết hợp với vận tải hành khách; tuyến đường thủy từ Gành Hào - Giá Rai (Bạc Liêu) - U Minh (Cà Mau).

Tuyến du lịch đường biển được phát triển trên cơ sở kết nối Bạc Liêu với TP.HCM, Vũng Tàu, đảo Phú Quốc theo đường biển qua cảng Gành Hào.

Tuyến du lịch Bạc Liêu - Vàm Lẽo, với lộ trình là tuyến đường thủy từ TP.Bạc Liêu (khu phố đêm "Công tử Bạc Liêu") theo sông Bạc Liêu đến sông Vàm Lẽo. Đây sẽ là tuyến du lịch đường sông đặc thù của Bạc Liêu với trung tâm Khu du lịch “Công tử Bạc Liêu” và điểm đến bao gồm hệ thống các điểm tham quan, vui chơi giải trí tại TP.Bạc Liêu và kết nối với các điểm than quan ở khu vực huyện Vĩnh Lợi.

Video: Chùa Hưng Thiện.

Các điểm du lịch nổi bật trên tuyến đường sông Bạc Liêu - Vàm Lẽo gồm: Khu du lịch “Công tử Bạc Liêu”, chợ Bạc Liêu, nhà cổ Bạc Liêu, chùa Hưng Thiện, chùa Đầu,…

Bạc Liêu đẩy mạnh tuyến du lịch đường thủy - 2
Bạc Liêu đẩy mạnh tuyến du lịch đường thủy - 3
Điểm chùa Hưng Thiện là một điểm du lịch tiêu biểu nằm trên tuyến du lịch đường sông Bạc Liêu - Vàm Lẽo. Chùa Hưng Thiện nổi bật với bức tượng Phật Bà cao nhất ĐBSCL.
Điểm chùa Hưng Thiện là một điểm du lịch tiêu biểu nằm trên tuyến du lịch đường sông Bạc Liêu - Vàm Lẽo. Chùa Hưng Thiện nổi bật với bức tượng Phật Bà cao nhất ĐBSCL.

Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu cho biết, tại đoạn sông từ cầu Kim Sơn đến cầu Bạc Liêu (ngay trước Khu nhà “Công tử Bạc Liêu” hiện nay), tỉnh sẽ xây dựng đoạn sông này thành một không gian văn hóa, kiến trúc dịch vụ mang đậm nét hình ảnh của một Bạc Liêu xưa gắn với thương hiệu “Công tử Bạc Liêu”.

Trong đó, tỉnh cho phục dựng lại các công trình kiến trúc cổ như Nhà “Công tử Bạc Liêu”; hệ thống các nhà cổ theo kiến trúc Pháp dọc bờ sông Bạc Liêu; xây dựng bến du thuyền; khôi phục lại các hiện vật của “Công tử Bạc Liêu” như du thuyền, máy bay, xe hơi; khai thác các sản phẩm lưu niệm gắn với thương hiệu “Công tử Bạc Liêu” như mô hình tàu thủy; các sự kiện gắn với các giai thoại về “Công tử Bạc Liêu” như đấu xảo (thi người đẹp), hội chợ, lễ hội,…

Đoạn đường sông trước Khu nhà Công tử Bạc Liêu (bên phải) sẽ được xây dựng thành một không gian kiến trúc văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu.
Đoạn đường sông trước Khu nhà "Công tử Bạc Liêu" (bên phải) sẽ được xây dựng thành một không gian kiến trúc văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu.

            Huỳnh Hải