Tuyến phố không tiền mặt triển khai hiệu quả ở các điểm du lịch

Trường Thịnh

(Dân trí) - Sau gần 2 năm triển khai, mô hình "Tuyến phố thanh toán không tiền mặt" đạt kết quả tích cực, nhất là góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương.

Giữa năm 2022, Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức thực hiện mô hình "Tuyến phố thanh toán không tiền mặt". Mô hình được triển khai trên 2 trục đường trung tâm của TP Đà Nẵng là Trần Văn Trứ và Nguyễn Văn Linh, nơi tập trung nhiều cơ sở dịch vụ ăn uống, mua sắm giải trí.

Tuyến phố không tiền mặt triển khai hiệu quả ở các điểm du lịch - 1

Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số đảm bảo mọi nhu cầu thiết yếu của người dùng (Ảnh: Viettel Money).

Tại tuyến phố này, người dân và du khách đã trải nghiệm hoạt động mua sắm hàng hóa rồi thanh toán không dùng tiền mặt ngay tại các gian hàng với đa dạng loại hàng hóa. Nhờ đó, người dân và du khách thụ hưởng nhiều ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán, các nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ, từ đó xây dựng thói quen sử dụng thanh toán không tiền mặt, hỗ trợ khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ cá thể…

Việc nhân rộng mô hình "Tuyến phố thanh toán không tiền mặt" vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, du khách, người tiêu dùng khi mua sắm, giao dịch thanh toán, vừa là hoạt động triển khai thực hiện Quyết định số 1813 ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.

Đến nay, sau gần 2 năm triển khai, mô hình "Tuyến phố thanh toán không tiền mặt" ở TP Đà Nẵng đã thu được nhiều kết quả tích cực, nhất là góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, dịch vụ của địa phương.

"Hiện nay, hầu như tôi đều sử dụng các phương thức không tiền mặt như chuyển khoản ngân hàng, hay thanh toán Viettel Money khi đi du lịch, tại các tuyến phố du lịch hầu như đều đã có mã QR", chị Hải An, một du khách vừa có chuyến du xuân Đà Nẵng, cho biết.

Hay tại Hà Nội, các trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh sầm uất, chợ... hầu hết các cửa hàng, quán ăn trên địa bàn quận đều in mã QR số tài khoản ngân hàng hoặc trang bị máy POS để thuận tiện cho khách trong thanh toán.

Không chỉ riêng Đà Nẵng hay Hà Nội, nhiều địa phương khác trong cả nước, mô hình "Tuyến phố thanh toán không tiền mặt" đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đắk Lắk, Bình Dương, Bến Tre, An Giang, TPHCM..., và đặc biệt là tại các điểm du lịch.

Nghiên cứu GTI 2023 nhấn mạnh khách du lịch mong đợi giao dịch liền mạch và các biện pháp bảo mật tối ưu, chứng minh tầm quan trọng của niềm tin vào các giao dịch tài chính khi khám phá những chân trời mới.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang thay đổi cách thức thanh toán, khách du lịch Việt Nam đang đón nhận sự tiện lợi của thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ/trả trước. Phần lớn những người được khảo sát (97%) trong Nghiên cứu GTI 2023 cho biết họ ưu tiên các tùy chọn thanh toán không dùng tiền mặt (92% chọn thẻ tín dụng và 87% chọn thẻ ghi nợ) trong các chuyến đi, tinh giản hóa các giao dịch và nâng cao trải nghiệm du lịch nói chung.

64% chia sẻ đã dùng ví điện tử và các ứng dụng tài chính, cho thấy việc dễ sử dụng, tính bảo mật và độ phủ chấp nhận rộng rãi đang thu hút khách du lịch sử dụng phương thức thanh toán này.

Sự phổ biến của các ứng dụng thanh toán trực tuyến, ví dụ như Viettel Money, báo hiệu sự chuyển dịch hướng tới một hệ sinh thái thanh toán được thúc đẩy bởi công nghệ và có tính kết nối cao.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm