Trẻ nhỏ dùng tỏi có tốt không?

(Dân trí) - Chiết xuất từ tỏi có hoạt tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus cho trẻ nhỏ và người lớn. Tỏi là đại thực phẩm của Châu Âu, tỏi tươi và các chế phẩm từ tỏi đang ngày càng được thích hàng ngày tại các gia đình. Tại Việt Nam, việc sử dụng tỏi hàng ngày như một kháng sinh tự nhiên cho trẻ nhỏ là xu hướng được nhiều mẹ lựa chọn.

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, là siêu thực phẩm giúp trị bệnh. Tuy nhiên với trẻ nhỏ thì sao, việc dùng nước ép tỏi có tốt không? Câu trả lời, được các nghiên cứu chứng minh trẻ nhỏ hoàn toàn có thể dùng tỏi để tăng đề kháng và trị ho, cảm sổ mũi. Với các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho trẻ uống nước ép tỏi pha loãng hàng ngày với lượng vừa phải để tăng đề kháng. Tỏi giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, nấm, các triệu chứng liên quan đến sức khỏe khác như huyết áp cao, cholesterol trong máu và đường huyết; ngăn ngừa đông máu và chứa các đặc tính chống lại việc hình thành và phát triển các khối u.

Trẻ nhỏ dùng tỏi có tốt không? - 1

Allicin trong tỏi giúp tăng đề kháng cho trẻ.

Theo Tạp Chí Y khoa và Khoa học Quốc tế (Academic Journals) tỏi chứa một lượng lưu huỳnh, dồi dào axit amin và các hợp chất khác như gecmani, niacin, phốt pho và selen giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch của trẻ. Đây là những hợp chất giúp kích thích chức năng miễn dịch bằng cách làm cho các đại thực bào hoặc các tế bào xấu hoạt động mạnh mẽ hơn. Theo các nghiên cứu sơ bộ, việc sử dụng các chế phẩm từ tỏi đã chứng minh công dụng hiệu quả đối với việc giảm miễn dịch và thực bào.

Tốt cho dạ dày, đường ruột của trẻ

Với trẻ nhỏ, nhiều người lo ngại sử dụng tỏi sẽ gây kích ứng dạ dày. Tuy nhiên, theo nghiên cứu Tây Y thì hoàn toàn ngược lại, dùng tỏi tốt cho dạ dày của trẻ nếu mẹ pha tỏi loãng với nước và cho trẻ uống trước hoặc sau khi ăn, tức không uống khi bụng đói. Tỏi là thực phẩm tự nhiên giúp loại bỏ giun sán ký sinh trong đường ruột. Việc bổ sung nước ép tỏi vào chế độ ăn cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn đường ruột, tốt cho dạ dày.

Ngoài ra, Allium trong tỏi có tác dụng chống các tế bào ung thư, tiêu diệt H. pylori, vi khuẩn liên quan ung thư dạ dày.

Trẻ nhỏ dùng tỏi có tốt không? - 2
Sử dụng tỏi hàng ngày giúp tăng đề kháng, tốt cho tiêu hóa của trẻ từ 6 tháng tuổi.

Trị ho, cảm sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, trong sữa mẹ đã có đầy đủ các thành phần kháng thể giúp tăng đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên khi trẻ có dấu hiệu ho, cảm sổ mũi, mẹ nên bổ sung tỏi rồi cho bé bú hoặc cho vài giọt dầu tỏi vào sữa công thức để giúp trẻ mau khỏi bệnh. Thành phần allicin trong tỏi, đặc biệt là tỏi sống giúp kháng viêm tiêu diệt virus gây bệnh, giảm sử dụng kháng sinh cho trẻ trong trường hợp không cần thiết, để hạn chế nhờn thuốc.

Kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm

Các đặc tính chống vi khuẩn của tỏi được mô tả lần đầu tiên bởi Pasteur (1958) và kể từ đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả và hoạt tính kháng khuẩn của tỏi đối với nhiều loài vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm. Tỏi có hiệu quả hơn với tác dụng phụ ít nhất so với kháng sinh được bán trên thị trường. Kết quả là, chúng được sử dụng như một phương thuốc thay thế để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác.

Trong số nhiều cây thuốc thảo dược, tỏi có đặc tính kháng khuẩn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm các loại thuốc chống vi trùng tự nhiên. Các nghiên cứu được tiến hành trước đây đã xác nhận rằng tỏi không chỉ có hiệu quả chống lại vi khuẩn Gram dương và Gram âm mà còn có công dụng chống vi rút và kháng nấm.

Một số xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng tỏi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho cả virut cúm B và virus herpes simplex. Hai nhà nghiên cứu ở Nhật Bản và Romania đã phát hiện ra rằng tỏi có thể bảo vệ các sinh vật sống khỏi virus cúm. Gần đây nhất, một nghiên cứu đã cho thấy khả năng bảo vệ kinh ngạc của tỏi chống chọi virus cảm lạnh thông thường.

Thanh Hương

Theo Y học Châu Âu/Academic Journals

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm