Top 5 địa điểm chứa nhiều bí ẩn nhất thế giới

Hầu hết con người sống trên trái đất sẽ không được trải nghiệm hay chạm chân đến những nơi này.

Iron Moutain - Văn phòng lưu trữ của thế giới

Nhà kho lưu trữ của hãng Iron Moutain là một trong những "kho báu" vô giá nhất thế giới được biết đến ngày nay. Nằm sâu trong lòng núi ở một địa điểm được che giấu, nhà kho tổng của hãng Iron Moutain Inc. của Mỹ chỉ được biết đến qua một số nguồn tin rò rỉ từ nội bộ.

Theo đó, đây là một nhà kho gồm 22 tầng lưu trữ nằm sâu dưới lòng đất, là nơi lưu trữ những bí mật kinh doanh, dữ liệu giấy, số hóa, các bản âm gốc của 27 triệu bức ảnh nổi tiếng thế giới, thậm chí là nơi các hãng đĩa lớn lưu trữ bản ghi âm gốc và chỗ để Bill Gates "giao phó" hơn 100 triệu hình ảnh cá nhân của ông.


Bên ngoài nhà kho tổng của hãng Iron Moutain Inc.

Bên ngoài nhà kho tổng của hãng Iron Moutain Inc.

Phía ngoài cổng ra vào duy nhất luôn có khoảng 8 nhân viên bảo vệ được vũ trang "tận răng". Nước hồ được bơm vào giữ ở nhiệt độ 10 độ C được cho là nhiệt độ lý tưởng để lưu trữ các văn bản giấy.

15 máy phát điện sẵn sàng cung cấp điện cho khoảng 167.000 mét vuông không gian bên trong, 2.700 nhân viên cùng hệ thống cứu hộ có thể lưu trữ các tài liệu tối đa trong 5.000 năm và sức kiên cố của nó có thể chịu được hơn 1 lần các cuộc tấn công bằng hạt nhân.

Nơi chứa công thức bí mật của Coca-Cola

Người tiêu dùng ngày nay uống hơn 1,8 tỷ lon Coca-Cola mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia trên thế giới. Năm 2011, Coca-Cola là thương hiệu có giá trị lớn nhất hành tinh chỉ với thức uống có hạt kola và lá coca như quảng cáo.

Song nếu chỉ có vậy thì ai cũng có thể làm ra chúng chứ chẳng cần phải say mê với chỉ 1 nhãn hàng như ngày nay. Công thức thương mại bí mật về cách thức pha chế ra loại đồ uống này từng được cất giấu ở rất nhiều địa điểm khác nhau.


Nơi được cho là cất giấu công thức đồ uống Coca-Cola trứ danh.

Nơi được cho là cất giấu công thức đồ uống Coca-Cola trứ danh.

Công thức ban đầu được chia sẻ với nhóm nhỏ người nghiên cứu, đứng đầu là nhà phát minh John Stith Pemberton vào năm 1886. Nó chỉ được thực sự viết ra bởi con trai ông, Asa Candler vào năm 1919.

Năm đó, bản viết tay này được lưu trữ trong một kho tiền tại Ngân hàng bảo lãnh New York. Năm 1925, Coca-Cola chuyển công thức này đến Atlanta. Cho đến nay nó chính thức được đặt tại bảo tàng riêng của hãng này, song mọi người sẽ chỉ nhìn thấy một hộp đen.

Hòn đảo chết người North Sentinel

Thuộc quần đảo Andaman thuộc Vịnh Bengal, là nơi sinh sống của người Sentinel, bộ lạc sống biệt lập nhất hành tinh. Họ cũng được cho là những người thổ dân sống tách biệt với văn minh nhân loại cuối cùng trên trái đất.

Những người Sentinel có thái độ vô cùng cực đoan với người ngoài. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm như người cổ đại và được tính toán là đã cô lập bản thân với bên ngoài hơn 60.000 năm trước đây.


Người Sentinel bắn cung, ném lao và đá về phía máy bay của chính phủ Ấn Độ vào năm 2004.

Người Sentinel bắn cung, ném lao và đá về phía máy bay của chính phủ Ấn Độ vào năm 2004.

Du hành gia nổi tiếng gốc Venezia, Marco Polo từng ghi chép: "Họ là một tộc người bạo lực và tán bạo nhất. Gần như họ sẽ ăn thịt tất cả những người họ bắt được".

Năm 2012, một tù nhân đã trốn thoát được khỏi hòn đảo này với chiếc cổ họng đã bị rạch làm đôi. Chính phủ Ấn Độ đã tuyên bố hòn đảo này là một khu vực bị loại trừ và cấm người dân tới gần trong phạm vi 3 dặm.

Lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn

Từ một bộ lạc nhỏ, Thành Cát Tư Hãn biến người Mông Cổ trở thành một đế chế trong lịch sử nhân loại, thế lực từng suýt thôn tính được cả châu Âu. Khi qua đời, ông muốn giấc ngủ mình được yên tĩnh và bảo vệ sự trong sạch cho tâm hồn.


Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn ngày nay vẫn còn là một nơi bí ẩn với thế giới. Trong ảnh là ngọn núi linh thiêng Burkhan Khaldun của người Mông Cổ.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn ngày nay vẫn còn là một nơi bí ẩn với thế giới. Trong ảnh là ngọn núi linh thiêng Burkhan Khaldun của người Mông Cổ.

Truyền thuyết kể lại, 800 binh sĩ đã tàn sát tất cả 2.000 người tại đám tang của vị vua này trước khi tự sat. Mặt đất sau đó được chà đạp để xóa sổ các thi thể bởi các con ngựa trong vài tháng. Cuối cùng, họ chuyển hướng một con sống qua đó để che giấu vị trí của ngôi mộ.

Tiến sĩ Albert Yu-Min Lin của Đại học California đang dẫn đầu một lực lượng nghiên cứu, điều tra hơn 84.000 hình ảnh chụp bởi máy bay, khoảng 10.000 tình nguyện viên khảo sát hơn 5.957 km vuông. Các địa điểm nghi vấn hiện đã giảm xuống còn 55, song họ chỉ dám hi vọng công cuộc này sẽ kết thúc ở thế kỷ này.

Khu rừng ma ám Hoia Baciu

Khi nhắc tới vùng đất Transylvania ở Romania, hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay tới Bá tước Dracula khét tiếng chuyên hút máu người để tồn tại. Đây còn là nơi tồn tại khu rừng ma ám rộng lớn và khét tiếng Hoica Baciu


Những thân cây kì dị mọc lên trong sâu thẳm khu rừng ma ám Hoia Baciu.

Những thân cây kì dị mọc lên trong sâu thẳm khu rừng ma ám Hoia Baciu.

Nằm ở ngoại ô thành phố Cluj Napoca, tại vùng đất lịch sử bí ẩn Transylvania, khu rừng này bắt đầu được phần còn lại của nhân loại biết đến vào năm 1968 khi nhà sinh học Alexandru Sift chụp được ảnh một UFO hình đĩa bay trong khi đang thám hiểm khu rừng này vì mục đích khoa học.

Nó dấy lên một làn sóng khám phá khu rừng ma ám này, song tất cả chỉ đâm vào đường cụt hoặc bị dừng lại bởi những cái chết bí ẩn.


Những rễ cây méo mó, dị dạng đến kinh hãi giống trong các truyền thuyết của người dân về khu rừng của quỷ hút máu Dracula.

Những rễ cây méo mó, dị dạng đến kinh hãi giống trong các truyền thuyết của người dân về khu rừng của quỷ hút máu Dracula.

Những du khách ghé thăm khu rừng đã miêu rả lại cảm giác căng thẳng tột độ. Một số người từng mạo hiểm tiến vào vùng rừng bí ẩn bên trong đã xuất hiện trên cơ thể nhiều vết mề đay, vết xước, vết bỏng khó hiểu kèm theo hiện tượng đau nửa đầu, nôn mửa hay thậm chí lạc và chết trong rừng.

Người dân còn kể lại không ít lần nghe thấy những âm thành kỳ quái vọng ra từ phần lõi khu rừng và đôi khi chứng kiến "những cái đầu lìa khỏi xác" bay lơ lửng giữa những hàng cây.


Con đường dẫn vào khu rừng ma ám Hoia Baciu.

Con đường dẫn vào khu rừng ma ám Hoia Baciu.

Theo Dân Việt