​Tấm lòng vàng của nữ vận động viên khuyết tật

(Dân trí) - Trong căn nhà cấp bốn tại xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn của cựu tuyển thủ bóng bàn khuyết tật Văn Thị Hoài Thương hiện có 17 thành viên đang sinh sống. Trong đó đa phần là người cao tuổi, khuyết tật, trẻ em đang độ tuổi ăn học…

Tấm lòng vàng của nữ vận động viên khuyết tật

Ba mẹ mất trong thời chiến tranh, từ nhỏ chị sống ở mái ấm của nhà thờ trong sự yêu thương của các sơ. Rồi lớn lên lập gia đình nên không thể ở cùng các sơ, chị và chồng ra ngoài đi bán vé số sống qua ngày.

Với bản tính vui vẻ, xởi lởi, nhiều người đồng cảnh ngộ với chị cứ đi theo chị rồi về nhà chị nương nhờ. Trò chuyện, hỏi han, rủ một chị, rồi hai chị về ở chung. Họ rủ thêm những người khác. Cái nhà vẫn bé tí nhưng ai cũng chỉ cần một chỗ đặt lưng, mình cũng đâu cần gì khác... Thế là nhân khẩu cứ đông dần lên.

Sống vạ vật trong một gò mả ở Thủ Thiêm, năm 1996 được một người lấy cốt ông bà thương cho 10 triệu đồng, chị Hoài Thương dắt díu những mảnh đời cơ nhỡ nương dưới mái nhà của chị về xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn mua một miếng đất nhỏ. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, chị cũng có được mái nhà che mưa, che nắng.

Các thành viên trong gia đình chị Thương đang gia công kết cườm.
Các thành viên trong gia đình chị Thương đang gia công kết cườm.
Chị Phạm Thị Bích Loan bị tật ở mắt nên việc xỏ chỉ qua lỗ trên hạt cườm khá khó khăn. Cô Tư bị cụt tay nên cũng chỉ biết ngồi phân loại, sắp xếp chứ không trực tiếp gia công được. Lúc này cô Tư vừa đi bán vé số về nên ngồi vào phụ mọi người.
Chị Phạm Thị Bích Loan bị tật ở mắt nên việc xỏ chỉ qua lỗ trên hạt cườm khá khó khăn. Cô Tư bị cụt tay nên cũng chỉ biết ngồi phân loại, sắp xếp chứ không trực tiếp gia công được. Lúc này cô Tư vừa đi bán vé số về nên ngồi vào phụ mọi người.
Cô Tư chỉ giúp được việc phân loại nguyên liệu.
Cô Tư chỉ giúp được việc phân loại nguyên liệu.
Chị Loan chỉ còn một bên mắt là khỏe mạnh.
Chị Loan chỉ còn một bên mắt là khỏe mạnh.
Ngôi nhà phải xây thêm bờ chắn để ngăn nước tràn vào.
Ngôi nhà phải xây thêm bờ chắn để ngăn nước tràn vào.
Ngập nước là các thành viên trong nhà phải thay nhau tát nước.
Ngập nước là các thành viên trong nhà phải thay nhau tát nước.
Hình ảnh chị Thương khổ sở mỗi khi trời mưa.
Hình ảnh chị Thương khổ sở mỗi khi trời mưa.
Hình ảnh vui vẻ của gia đình chị Thương mỗi khi đông đủ. Chị bộc bạch: “Nền nhà là nơi chính để nghỉ ngơi, mà trời mưa thì mọi người chỉ còn nước ngủ ngồi.”
Hình ảnh vui vẻ của gia đình chị Thương mỗi khi đông đủ. Chị bộc bạch: “Nền nhà là nơi chính để nghỉ ngơi, mà trời mưa thì mọi người chỉ còn nước ngủ ngồi.”
Nơi tắm giặt của cả gia đình.
Nơi tắm giặt của cả gia đình.
Giờ tay yếu nên chị Thương di chuyển khá khó khăn.
Giờ tay yếu nên chị Thương di chuyển khá khó khăn.
Chiếc xe lăn này là thành quả bao năm chinh chiến trên các đấu trường quốc gia.
Chiếc xe lăn này là thành quả bao năm chinh chiến trên các đấu trường quốc gia.
Cây vợt là người bạn thân thiết của chị giờ chỉ là kỷ vật gợi nhớ một thời chị căng sức hạ đối phương.
Cây vợt là người bạn thân thiết của chị giờ chỉ là kỷ vật gợi nhớ một thời chị căng sức hạ đối phương.
Giờ tất cả đã thành ký ức.
Giờ tất cả đã thành ký ức.

Cho đến bây giờ, ngôi nhà nhỏ của người phụ nữ bị liệt hai chân đã chứng kiến nhiều lớp người đến rồi lại đi, người mất do già yếu, người còn thì cũng không lành lặn cơ thể. Mỗi một hoàn cảnh đều mang một câu chuyện buồn.

Thuở trước, ngày thường mọi người ai cũng có việc. Có người nhặt ve chai, bán vé số, kết cườm, phục vụ…chị Thương thì bán vé số. Mỗi khi có giải đấu bóng bàn quốc gia thì chị lại khăn gói lên đường thi đấu cho đội người khuyết tật TPHCM. Khi đã có tuổi, tay phải lại yếu nên chị không thể thi đấu được nữa.

Ngồi trên chiếc xe lăn chinh chiến qua nhiều giải đấu, mân mê trên tay những tấm huy chương và đôi vợt, chị ngậm ngùi: “Giờ tay rất yếu sau khi mổ, nhớ đồng đội, nhớ không khí tập dợt lắm chứ em. Người ta có điều kiện được tập dợt nhiều, thi đấu cần thành tích. Còn mình, mỗi giải đấu có huy chương kiếm chừng năm sáu triệu là mừng lắm rồi. Mình cố gắng thi để có tiền thưởng về trang trải cuộc sống cho mọi người.”

Lúc trước, mái nhà của chị Thương cưu mang 20 người. Giờ chỉ còn lại 17 người, trong đó có 7 em nhỏ đang tuổi ăn học, 1 em đang học đại học ngành du lịch. Những người còn sức khỏe thì đi làm khung kính, thú nhồi bông… đủ thứ nghề để có tiền phụ vào gia đình. Nhưng bản thân chị Thương vẫn là người quán xuyến mọi thứ.

Mười mấy năm, đã có những đám cưới và những đám tang trong gian nhà nhỏ này. Người đầu tiên vĩnh viễn ra đi chính là chồng của Hoài Thương. Chị chết ngất và cũng muốn chết đi cho hết cuộc đời cơ cực. Khi tỉnh lại, chị thấy trên người ướt nước mắt của hai con nhỏ, nước mắt của bà ngoại, nước mắt của những chị, em bạn.

Đây là niềm tin để chị vượt qua những lúc khó khăn. Trẻ con sốt, người lớn bệnh, mọi người nhao nhác “làm sao đây Hoài Thương?”... Nhưng dường như có phép lạ, cứ hễ tới đường cùng tôi lại được người giúp đỡ”, chị Thương cười.
Đây là niềm tin để chị vượt qua những lúc khó khăn. Trẻ con sốt, người lớn bệnh, mọi người nhao nhác “làm sao đây Hoài Thương?”... Nhưng dường như có phép lạ, cứ hễ tới đường cùng tôi lại được người giúp đỡ”, chị Thương cười.

Hiện tại, điều chị Thương lo lắng nhất là nền căn nhà nhỏ này quá thấp, cứ mùa mưa đến là các thành viên phải thay nhau tát nước. Nền nhà hiện giờ thấp hơn mặt đường khoảng 40 cm, xung quanh lại không có nơi thoát nước nên cứ mưa là ngập.

Phạm Nguyễn